»

Thứ năm, 21/11/2024, 15:35:30 PM (GMT+7)

Lúa không kết hạt, thiếu đói cận kề

(01:34:15 AM 19/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Mùa vàng bội thu đã không về với nông dân các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền (tỉnh TT- Huế), khi hàng nghìn hecta lúa đông xuân đến kỳ trổ bông không thể kết hạt. Vụ mùa thất bát, nguy cơ thiếu đói và cạn kiệt lúa giống đang treo lơ lửng trên đầu hàng chục nghìn nông hộ.

 

Mùa vàng bội thu đã không về với nông dân các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền (tỉnh TT- Huế), khi hàng nghìn hecta lúa đông xuân đến kỳ trổ bông không thể kết hạt. Vụ mùa thất bát, nguy cơ thiếu đói và cạn kiệt lúa giống đang treo lơ lửng trên đầu hàng chục nghìn nông hộ.

 

Lúa xanh bị gặt sớm bất đắc dĩ vì không kết hạt (ảnh lớn), chưa vào vụ gặt, ruộng lúa đã bị đốt ngùn ngụt (ảnh nhỏ) Ảnh: Ngọc Văn.

 

Ngậm ngùi đốt lúa

 

Chưa vào vụ gặt, những ruộng lúa phì nhiêu trải dài từ Phú Hồ sang Phú Xuân, Phú Lương, Phú Đa (huyện Phú Vang) đã ngùn ngụt lửa khói đốt đồng suốt đêm ngày. Lúa xuân còn xanh ngắt bị nông dân ngậm ngùi gặt non, phơi khô rồi đốt bỏ.

 

Chưa bao giờ, nhiều vựa lúa lớn tại tỉnh TT- Huế lại mất mùa trầm trọng như vụ đông xuân năm nay. Theo thống kê sơ bộ của Sở NN&PTNT TT- Huế, toàn tỉnh hiện có hơn 1.600 ha lúa bị mất trắng phải gặt non, đốt bỏ do không kết hạt.

 

Dừng máy gặt trên đám lúa xanh không cho hạt, ông Đinh Như Bùi (xã Phú Hồ, huyện Phú Vang) bần thần: “Lúa năm nay tốt lắm, ai cũng đinh ninh được mùa. Nào ngờ, gần đến ngày thu hoạch, lúa không kết được hạt. Trên bông lúa chỉ toàn là hạt lép như vỏ trấu”.

 

Vụ đông xuân, hộ ông Bùi gieo cấy hơn 2,5 ha lúa, tất cả đã mất trắng. “Tính sơ chi phí phân bón, làm đất, giống, thuốc trừ sâu, gia đình tui mất đứt hơn 40 triệu đồng. Chờ đợi hạt lúa mới từ tháng 9 năm ngoái tới chừ, thứ mà tui thu hoạch được chỉ là rơm”, ông Bùi than.

 

Loại lúa bị mất trắng tại huyện Phú Vang hầu hết là giống Khang Dân 18, do các hợp tác xã (HTX) nhập về từ Cty Giống Cây trồng & Vật nuôi TT-Huế. Nhiều nông dân đánh giá, giống Khang Dân ngắn ngày gieo cấy đại trà hơn 15 năm nay luôn cho năng suất cao và hiếm khi mất mùa. Nhiều HTX cũng sản xuất loại giống lúa này để chủ động nguồn cung và bán lại cho công ty giống.

 

Ông Hồ Bạn, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Phú Hồ, khẳng định: “Mất mùa không phải do giống kém chất lượng, sản xuất sai khung lịch thời vụ, mà vì thời tiết khác thường. Nông dân quá bất ngờ. Hơn 30 năm nay, tại địa phương chưa từng xảy ra kiểu mất mùa lạ lùng thế này”.

 

Theo kinh nghiệm của nông dân, cứ sau mồng 10 tháng 3 âm lịch, lúa đông xuân trổ bông đại trà là chắc chắn được mùa. Năm nay, lúa trổ gặp rét muộn bất thường kéo dài, bông lúa không khai nhụy, khó ngậm sữa, gây lép hạt và mất trắng.

 

Thiệt hại tiền tỷ và đói giống

 

“Mùa màng thất bát, thóc không thu được hạt nào, nông dân còn tốn thêm chi phí trên dưới 50.000 đồng cho mỗi sào đất để gặt rơm và đốt bỏ”, ông Nguyễn Trung (xã Phú Lương, Phú Vang) nói. Do lúa gặt khi chưa chín tới, nguồn rơm rạ non cũng không thể dùng làm nguyên liệu sản xuất nấm.

 

“Nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu làm nấm rơm tại các làng nghề nấm xã Phú Lương, Phú Hồ là rất cao”, ông Trung lo lắng. Trước những khó khăn chồng chất, nhiều gia đình nông dân đang rục rịch lên thành phố làm thuê, chạy gạo hằng ngày, để tránh tình trạng thiếu đói, hụt cái ăn ngay giữa mùa lúa chín.

 

Lúa mất mùa, mức thiệt hại chỉ tính riêng tại một HTX nông nghiệp đã lên đến hàng tỷ đồng. “Với diện tích lúa mất trắng hơn 126 ha, thiệt hại về chi phí đầu tư của nông dân toàn xã ước tính hơn 2 tỷ đồng. Nếu tính giá trị thành phẩm, tổng mức thiệt hại còn lớn hơn, với trên 7 tỷ đồng”, ông Hồ Bạn nói. Tại xã Phú Lương lân cận, diện tích lúa mất trắng là hơn 200 ha.

 

Theo ông Hồ Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, toàn huyện hiện có khoảng 1.000 ha lúa xuân bị mất mùa, chiếm 1/5 tổng diện tích gieo cấy vụ đông xuân. Diện tích lúa mất trắng tại các huyện Phú Lộc, Quảng Điền khoảng từ 150 đến 200 ha... Với tổng diện tích thiệt hại toàn tỉnh trên 1.600 ha, theo tính toán của các HTX, riêng khoản chi phí đầu tư cho sản xuất mà nông dân bị mất trắng đã không dưới 25 tỷ đồng.

 

Vụ mùa thất bát cũng kéo theo nguy cơ nông dân bị đói giống cho sản xuất hè thu, khi nhiều diện tích lúa mất trắng là lúa giống. Nhiều HTX bị thiếu hàng chục tấn giống cho vụ hè.

 

Theo Cty Giống Cây trồng & Vật nuôi tỉnh, vụ đông xuân năm nay, đơn vị hợp đồng với nông dân sản xuất hơn 500 ha lúa giống; trong khi, diện tích bị mất trắng là 400 ha.

 

“Kế hoạch sản xuất lúa giống là 5.000 tấn, nay Cty chỉ có được 3.000 tấn. Nông dân và Cty đang đối mặt tình trạng thiếu hụt lúa giống trầm trọng chưa từng thấy”, một cán bộ Cty cho biết. Theo Sở NN&PTNT, tỉnh TT- Huế đang kiến nghị Trung ương hỗ trợ 300 tấn lúa giống cho sản xuất vụ hè thu, chuyện xưa nay hiếm ở địa phương này.

 

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lúa không kết hạt, thiếu đói cận kề

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI