Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Kiểm tra toàn diện việc bảo vệ môi trường và khoáng sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản Á Cường-Bắc Giang
(15:06:15 PM 08/07/2016)Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản Hỏa tốc số 2707 truyền đạt chỉ đạo của Bộ trưởng về việc xử lý thông tin báo chí phản ánh việc Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản Á Cường có trụ sở tại xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) nhiều lần bị các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang lập biên bản, ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hàng trăm triệu đồng vì hành vi xả trực tiếp nước thải không qua xử lý ra sông Cẩm Đàn. Công ty Á Cường không những không chấp hành mà vẫn tiếp tục xả thải thẳng ra sông Cẩm Đàn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ; Yêu cầu báo cáo kết quả kiểm tra sự việc trước ngày 20/7/2016.
CTCP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường tiền thân là Công ty TNHH Tam Cường
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà giao Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Cục Cảnh sát Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang tổ chức kiểm tra toàn diện việc thực hiện, chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về khoáng sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản Á Cường. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm, môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng như báo chí phản ánh, phải xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật. Áp dụng các biện pháp: Đình chỉ hoạt động; Thu hồi giấy khép khai thác khoáng sản, giấy phép xả nước thải; Buộc khắc phục hậu quả…
Chỉ tính từ năm 2014 trở lại đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản Á Cường đã bị các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang nhiều lần lập Biên bản và xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi xả trực tiếp nước thải không qua xử lý ra sông Cẩm Đàn. Nhưng Công ty này vẫn được phép hoạt động, ngang nhiên thách thức pháp luật, đầu độc dòng sông Cẩm Đàn.
Trước đó (ngày 4/7), thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình về kiểm tra việc quản lý, khai thác vàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có Văn bản số 2640 gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc phối hợp kiểm tra, làm rõ thông tin trên.
Theo đó, Bộ đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập báo cáo về tình hình công tác quản lý khoáng sản vàng trên địa bàn địa phương thời gian qua. Gồm các nội dung: Công tác quy hoạch khoáng sản liên quan đến các khu vực có khoáng sản vàng thuộc thẩm quyền; tình hình cấp phép thăm dò, khai thác quặng vàng trên địa bàn (từ năm 2005 đến nay), trong đó thống kê số lượng các Giấy phép thăm dò/khai thác đã cấp, hiện trạng (đã hết hạn; đang gia hạn; đã đóng cửa mỏ; đang hoạt động); tình hình thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép thăm dò, khai thác quặng vàng trên địa bàn địa phương (gồm cả Giấy phép do cơ quan Trung ương cấp và UBND tỉnh cấp phép); báo cáo về công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan; công tác bảo vệ khoáng sản vàng chưa khai thác trên địa bàn; đề xuất, kiến nghị về các biện pháp quản lý khoáng sản nói chung và quặng vàng nói riêng trong thời gian tới.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Kiểm tra toàn diện việc bảo vệ môi trường và khoáng sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản Á Cường-Bắc Giang
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.