Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Hám lợi khủng ”chết” trên sàn vàng chui
(10:22:37 AM 28/08/2013)Công khai quảng cáo lôi kéo khách hàng
Tại các thành phố lớn, vẫn có không ít những công ty tiếp tục lôi kéo khách hàng đầu tư vàng qua sàn. Các công ty này tung "chuyên viên" hay nói chính xác là "cò mồi" nắm bắt thông tin của khách hàng từ sàn chứng khoán. Những nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán còn nhiều tiền trong tài khoản chưa tiếp tục tham gia thị trường do còn nghe ngóng những "con sóng" liền được "cò" tiếp cận. Cái giỏi và khó hiểu, "cò sàn vàng" nắm được thông tin tài chính của khách hàng khá chính xác nên thường chọn lựa những "gà bự" để... thuyết khách.
Anh N.V.H mở tài khoản tại công ty chứng khoán FPT, gần đây liên tục nhận được tin nhắn mời tham gia sàn vàng qua điện thoại di động. Năm lần bảy lượt, người tên Hiệu xin gặp để tư vấn đầu tư tài chính hiệu quả nhất. Hiệu luôn khen tài tư vấn của nhân viên công ty đã khiến nhiều NĐT thu lợi nhuận lớn chỉ trong vòng thời gian ngắn. "Mở tài khoản qua công ty em, anh vừa làm việc cơ quan vừa có thể tham gia vàng tài khoản, dầu, khí gas... với "nhà cái" nước ngoài. Công ty em là trung gian chỉ là nơi mở tài khoản của NĐT và nhận phí 5% mà thôi", Hiệu mời chào tư vấn.
Thực tế, với "đòn lợi nhuận khủng" không chỉ khiến người say máu đỏ đen lao đến sàn vàng, mà nhiều người nhẹ dạ cũng lao vào như thiêu thân. Để có nhiều khách hàng "chơi" vàng tài khoản, hay uỷ thác tiền cho các công ty có sàn vàng, nhiều công ty tung ra những thư mời công khai trên các trang mạng điện tử.
Công ty trách nhiệm Hồng Hải Gia đưa lời đường mật chào mời NĐT: "Thị trường giao dịch hàng hóa đã, đang và sẽ rất phát triển tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển đó, thị trường đem đến cho NĐT nhiều cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, với sự biến động khó lường, thị trường sẽ chứa đựng nhiều rủi ro cho những NĐT mới tìm hiểu hoặc không có nhiều thời gian theo dõi thị trường. Để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm mức lợi nhuận ổn định trên thị trường đầu tư nhiều rủi ro này. Chúng tôi cung cấp dịch vụ ủy quyền quản lý tài khoản giao dịch hàng hóa cho tất cả các NĐT với những đặc tính nổi bật sau: Mức lợi nhuận ổn định trên 10% mỗi tháng với vốn tối thiểu ban đầu: 1.000 USD (một nghìn đô la Mỹ); Trường hợp quý NĐT chọn hình thức phân chia lợi nhuận/rủi ro hàng tháng thì NĐT đứng tên chủ tài khoản giao dịch. Còn trường hợp NĐT chọn hình thức nhận mức lợi nhuận đều và ổn định hàng tháng, không rủi ro thì chuyển vốn vào tài khoản tổng của công ty".
Sau nhiều lần tìm hiểu, cuối cùng tôi cũng liên lạc với người có tên là Hải (Nguyễn Hồng Hải- giám đốc công ty, người đứng tên và gửi hợp đồng cho phóng viên) và được biết: Có nhiều NĐT đã chọn công ty của Hải đánh vàng tài khoản. Nhẹ nhàng hơn, không phải chịu rủi ro nhiều khách chọn gửi tiền thẳng vào tài khoản công ty để hưởng lợi nhuận tháng cao hơn rất nhiều so với gửi ngân hàng. Tiền gửi vào tài khoản được quy đổi ra tiền USD và lợi nhuận cụ thể: NĐT uỷ thác đầu tư hàng hoá qua công ty với vốn từ 1.000-5.000 USD lợi nhuận 10%/tháng với mức từ 5.000-10.000 USD lợi nhuận 6%/tháng và mức vốn trên 10.000USD lợi nhuận là 3%/tháng.
Hợp đồng ông Hải gửi cho phóng viên có hai loại: "Hợp đồng uỷ thác đầu tư hàng hoá" nghĩa là NĐT chuyển tiền vào tài khoản tổng và hưởng lợi nhuận theo mức vốn đóng góp; "Hợp đồng uỷ quyền giao dịch hàng hoá" - NĐT đứng tên chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước rủi ro của mình, trực tiếp đặt lệnh mua bán vàng trên sàn và được công ty tư vấn.
Nhìn nhận thực tế này, một điều tra viên, Cục Cảnh sát kinh tế- bộ Công an cho rằng: Đây là hình thức "lách luật" để NĐT tham gia chơi vàng tài khoản. Hơn nữa, với hình thức góp vốn kinh doanh, làm sao NĐT có thể kiểm soát đây có phải là mầm mống của tín dụng đen. Trong trường hợp công ty này làm ăn thua lỗ, hoặc thu được một lượng tiền lớn rồi biến mất (thực tế đã xảy ra ở nhiều nơi) thì NĐT sẽ bị mất trắng.
Trắng tay chỉ trong nháy mắt
Tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính tại sàn vàng lên tới 1/100, thậm chí có thể 1/500. Có nghĩa là tài khoản chỉ cần có 1.000 USD, nhưng người chơi có thể sử dụng số tiền lên tới 500.000 USD để mua vàng qua tài khoản. Chính vì lẽ đó, có người thắng đậm khi vàng lên nhưng số người thua đau, trắng tay chỉ trong một tích tắc cũng rất nhiều.
Chính bảo chơi vàng đau tim lắm, được và thua chỉ trong nháy mắt thôi. Phiên Á, phiên Âu, biên độ dao động nhỏ còn đỡ, phiên Mỹ giá biến động lớn, không trông lệnh là cháy tài khoản ngay. Chính không ngần ngại kể với tôi về cuộc chạy theo "cảm giác mạnh" trên sàn vàng đốt tiền tỷ không thành khói của mình. Đó là một lộ trình, một vòng xoáy đầu tư tài chính đi từ bất động sản, đến chứng khoán và cuối cùng "khê cháy" vì vàng.
Ngày ấy, có chút vốn liếng, Chính mua được 4 sào đất mãi tận Láng- Hoà Lạc. Vận may đến, đất phía Tây Hà Nội lên ầm ầm, Chính bán đất được hơn 4 tỷ đồng. Một nửa Chính mua căn hộ chung cư nho nhỏ để ở thoát khỏi cảnh thuê nhà, một nửa tiếp tục làm vốn đầu tư. Không còn theo đất đai nữa, Chính quay sang chứng khoán, vài năm lời/lỗ cũng kha khá. Rồi thì sàn vàng nhiều "sóng" lớn trong khi chứng khoán cứ đi xuống hoặc đi ngang, có nhân viên môi giới đầu tư chứng khoán mời chào, Chính quay sang sàn vàng. Vấp vào một thời gian, dường như không có duyên với vàng nên Chính toàn... thất bại. Tôi hiểu cảm giác ấy của Chính khi cậu dẫn tôi đến sàn vàng và khuyên tôi thật lòng: "Không nên chơi!".
Không ít NĐT lầm tưởng đang chơi vàng trực tiếp trên sàn, song thực tế họ chơi qua trung gian. Nếu các công ty cũng đặt lệnh và thua lỗ thì tài khoản tổng cháy NĐT nếu có lãi cũng không thể rút tiền ra. "Rủi ro là không có, bên mình có cả luật sư lo điều này. Dịch vụ bên mình là môi giới tài chính, chứ không phải là sàn. Sàn này đặt ở nước ngoài, còn mình là môi giới, cung cấp tài khoản thì lấy tiền phí", một nhân viên môi giới cho biết.
Hiện nay, các sàn vàng "chui" thu bội tiền nhờ vào mức phí trên trời. Mỗi lệnh mua/bán, NĐT phải trả một khoản chênh giữa giá chào mua và giá chào bán kèm theo khoản phí môi giới. Vì hoạt động này bị cấm nên mức phí không có cơ quan nào quản, mức thu tùy thuộc vào sàn vàng. Sàn thu phí cao nhất của Hà Nội thu của NĐT 165.000 đồng cho chênh lệch chào mua/chào bán và 200.000 đồng phí môi giới. Cứ hình dung mỗi một lệnh giao dịch 0,2 lot, tương đương giá trị ký quỹ 4 triệu đồng, NĐT phải trả gần 10% phí thì một phiên giao dịch nhà sàn thu lớn đến cỡ nào.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.