Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Hải Dương: Cơ sở gây ô nhiễm môi trường, vẫn ngang nhiên hoạt động
(13:21:50 PM 06/12/2013)Cơ sở sản xuất hóa chất chui của Công ty 1369 nằm trên địa bàn thôn Trại Chuối (xã Phạm Mệnh, Kinh Môn, Hải Dương) vẫn xả khói vào ngày 12-7 mặc dù trước đó, ngày 20-5, UBND huyện Kinh Môn đã ra thông báo đình chỉ hoạt động của cơ sở này. Ảnh: TRỌNG PHÚ
Hàng trăm hộ dân khổ sở vì ô nhiễm
Có mặt tại khu vực thôn Trại Xanh, xã Duy Tân (huyện Kinh Môn) chiều 5/12, phóng viên ghi nhận, phía khu vực nhà máy sản xuất của Công ty 1369 nằm bên kia sông Kinh Thầy, các cột khói xám xịt vẫn nhả cuồn cuộn. Khi tiến gần đến khuôn viên nhà máy đặt các xưởng sản xuất, mặc dù bị ngăn bởi bức tường xây cao xấp xỉ 3 mét vẫn thấy được một bãi tập kết nguyên liệu chất cao và bên trong, công nhân vẫn làm việc bình thường.
Theo người dân trong thôn, loa phát thanh của xã đã thông báo rộng rãi về việc UBND huyện đã yêu cầu doanh nghiệp này ngừng hoạt động trước 30/11/2013. Chính vì thế, những ngày đầu tháng 12 này, người dân trong thôn đang rất bất bình. Gặp phóng viên, nhiều người cho biết: thực tế những ngày qua, các dây chuyền vẫn sản xuất cả ngày lẫn đêm. Khu vực thôn Trại Xanh ở phía bên kia sông, không thuộc phạm vi đặt trụ sở của Công ty 1369 lại chịu nhiều ảnh hưởng bởi ô nhiễm khói bụi nhất với phạm vi ảnh hưởng khoảng 250 hộ dân.
Trỏ tay về phía nhà xưởng của công ty đang lố nhố người đi lại, một người đàn ông tên Trọng, nhà ở gần bờ sông kể: “Cột khói vẫn xả mù trời như vậy. Cao điểm là từ 6 giờ tối đến đêm. Đây là lúc mọi nhà bắt đầu ăn cơm tối. Thế mà không ít gia đình phải chạy đi lánh tạm ở nơi khác vì mùi khói từ nhà máy xả ra, theo hướng gió quất về phía thôn mình quá khét, nhức đầu không thể chịu đựng được”.
Cũng theo lời ông Trọng, liên quan đến doanh nghiệp này, nhiều người dân trong thôn đã tự gửi đơn kêu cứu lên các cơ quan chức năng nhưng đều bặt vô âm tín. Không những thế, việc doanh nghiệp này gây ô nhiễm đã có nhiều báo, đài trung ương và địa phương phản ánh nhưng không thay đổi được tình hình.
Vi phạm nối tiếp vi phạm
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương, Công ty cổ phần xây dựng 1369 (sau đây gọi là Công ty 1369) được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào ngày 5/11/2009 để thực hiện dự án cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy tại bãi bồi thoi thuộc địa phận thôn Lĩnh Đông, xã Phạm Mệnh. Nhưng trên thực tế, qua kiểm tra cho thấy Công ty không triển khai thực hiện theo đúng dự án đầu tư đã được chấp thuận mà thực hiện sản xuất muối công nghiệp và tuyển quặng.
Điều đáng nói, mặc dù Công ty này đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy và được UBND tỉnh phê duyệt nhưng khi chuyển sang hoạt động sản xuất muối công nghiệp và tuyển quặng thì hoạt động này chưa có các thủ tục về bảo vệ môi trường đúng quy định, chưa thực hiện giám sát môi trường định kỳ, chưa kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Vì thế, tại báo cáo số 127/BC-TNMT ngày 29/7 của Sở Tài nguyên và Môi trường đã khẳng định công ty này vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Vì vậy, UBND huyện Kinh Môn đã có thông báo yêu cầu doanh nghiệp này phải dừng hoạt động sản xuất. Cụ thể, tại thông báo số 46/TB-UBND ngày 20/5/2013, UBND huyện Kinh Môn đã yêu cầu Công ty này thực hiện dừng ngay các hoạt động sản xuất kinh doanh trên diện tích đất chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đồng thời hoàn thiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng, cam kết bảo vệ môi trường… theo quy định.
Không lâu sau, ngày 21/6/2013. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương tiếp tục có thông báo trực tiếp yêu cầu công ty dừng ngay hoạt động sản xuất muối công nghiệp và chỉ được phép đi vào hoạt động khi có đầy đủ thủ tục cần thiết, trong đó có thủ tục về quản lý bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, công ty này chỉ tạm dừng hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn để đối phó với đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường. Còn sau đó, ngày 24/9, công ty có văn bản gửi đến UBND tỉnh và các cơ quan liên quan về việc đề nghị được chấm dứt dự án và trả lại đất cho nhà nước. UBND huyện Kinh Môn đã đồng ý cho Công ty xuất nhập khẩu Đà Nẵng nhận chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất của công ty 1369 để hoạt động sản xuất kinh doanh với điều kiện, phải được UBND xã, thôn và người dân tại khu vực đồng ý, được Sở, ngành chuyên môn của tỉnh xem xét đánh giá các yếu tố đảm bảo về môi trường và các yếu tố khác mới được phép hoạt động.
Trong khi việc chuyển nhượng nói trên chưa hoàn tất, doanh nghiệp vẫn ngang nhiên hoạt động, qua mặt cơ quan chức năng. Mới nhất, ông Tiên Văn Hồng, Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn đã ra Quyết định 1455/QĐ-XPVPHC ngày 30/10/2013 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty 1369 vì có sai phạm về nhiều lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, đất đai, xây dựng, đê điều. Tổng mức xử phạt là 78 triệu đồng.
Chiều 5/12, lãnh đạo UBND xã Phạm Mệnh cho biết: Thời điểm này diện tích đất dự án của Công ty 1369 vẫn chưa sang tên đổi chủ, cũng chưa hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của các cơ quan chức năng và đã bị yêu cầu đình chỉ, tháo dỡ nhưng doanh nghiệp chẳng những không ngừng hoạt động, không tháo dỡ, mà vẫn sản xuất bình thường.
Trao đổi với phóng viên chiều 5/12, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kinh Môn cho biết, hiện nay UBND huyện vẫn tiếp tục đề nghị Công ty 1369 phải ngừng hoạt động.
Theo yêu cầu của UBND huyện, công ty này sẽ phải tháo dỡ toàn bộ công trình trước ngày 31/12/2013. Người dân trong xã và người dân thôn Trại Xanh, xã Duy Tân ở phía bên kia sông đang rất trông chờ vào sự mạnh tay của các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.