Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Đừng tạo vùng cấm cho Hào Dương
(09:12:20 AM 12/11/2013)Đã có quyết định cưỡng chế phá dỡ nhưng các công trình xây dựng không phép của Công ty Hào Dương vẫn tồn tại - Ảnh: T.T.D.
Khi Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương (đóng tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM) tiếp tục “dính” đến bê bối về bảo vệ môi trường mới vỡ lở ra gần 8.000m2 nhà xưởng xây dựng không phép vẫn còn y nguyên, dù đã có quyết định cưỡng chế phá dỡ từ cuối năm 2012.
Giở lại hồ sơ vụ xây dựng không phép nói trên cho thấy ngày 27-11-2009, UBND TP.HCM đã xử phạt Công ty Hào Dương 35 triệu đồng do có những vi phạm: xây dựng các hạng mục công trình với tổng diện tích xây dựng 7.940,2m2 không có giấy phép xây dựng, gồm nhà văn phòng, các nhà kho 1, 2, 3, nhà nồi hơi, kho da heo, nhà xưởng cơi nới giữa xưởng A1 và xưởng A2, nhà xưởng cơi nới giữa xưởng A2 và xưởng A3, khu xử lý nước thải mở rộng.
Theo quyết định nói trên, ngoài phạt tiền, các biện pháp khắc phục hậu quả cũng được áp dụng, cụ thể: buộc Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương liên hệ Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật, có xác nhận của Sở Xây dựng TP. Trường hợp không được cấp hoặc không có giấy phép xây dựng trong thời hạn luật định thì buộc Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương phải khôi phục hiện trạng ban đầu, tự phá dỡ phần xây dựng không phép...
Tiếp đó, ba năm sau, ngày 20-12-2012, UBND TP ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ toàn bộ phần diện tích xây dựng sai phạm, trong đó nêu rõ việc cưỡng chế nhằm đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt vi phạm trước đó đối với Công ty Hào Dương. Quyết định cưỡng chế của UBND TP giao chủ tịch UBND huyện Nhà Bè chủ trì thực hiện nhưng không hiểu sao đến nay đã gần một năm mà quyết định cưỡng chế không được thực hiện. Như vậy, nếu tính từ thời điểm thanh tra Sở Xây dựng TP phát hiện Công ty Hào Dương xây dựng không phép với diện tích hàng nghìn mét vuông vào tháng 10-2009, sự việc đã kéo dài bốn năm.
Luật pháp không thể có “vùng cấm” với bất cứ cá nhân, tổ chức nào, ai cũng phải được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Để công trình xây không phép của Công ty Hào Dương tiếp tục tồn tại cũng đồng nghĩa là pháp luật bị coi thường, kỷ cương lỏng lẻo... Không thể khoanh một “vùng cấm” trong thực thi pháp luật đối với Công ty Hào Dương, cả những vi phạm về bảo vệ môi trường hay xây dựng không phép, để pháp luật bị coi thường và gây nên bất công với những người có ý thức tuân thủ pháp luật.
Mới đây, khi xem xét các vi phạm của Công ty Hào Dương (kể cả vi phạm về môi trường), ngày 7-11-2013 Văn phòng UBND TP có văn bản thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà yêu cầu UBND huyện Nhà Bè thực hiện ngay việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong lĩnh vực xây dựng đối với Công ty Hào Dương. Liệu lần này chỉ đạo của UBND TP sẽ được thực thi nghiêm túc? Lãnh đạo UBND TP cũng nên “truy” trách nhiệm vì sao quyết định của UBND TP cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng sai phép ở Công ty Hào Dương bị “quên” (thực hiện) gần một năm nay.
Quyết định cưỡng chế không đến UBND huyện Nhà Bè?
Ông Nguyễn Văn Trường, phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè (TP.HCM), cho biết: Quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng không phép của Công ty Hào Dương đã được UBND TP ban hành từ cuối năm 2012 nhưng không hiểu vì sao chỉ đến bộ phận thanh tra xây dựng huyện chứ không đến UBND huyện nên tôi hoàn toàn không biết việc này. Vừa qua, tôi rà soát lại mới biết có quyết định này. UBND huyện đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý, bàn với Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP để phối hợp và tổ chức cưỡng chế.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.