Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Dự án “ma” chiếm tiền tỉ
(08:02:21 AM 04/07/2011)Dự án KDC Phước Kiển 3 nằm trên địa bàn huyện Nhà Bè-TPHCM do Công ty Vật tư Vận tải và Xây dựng công trình giao thông - Chi nhánh phía Nam trực thuộc Bộ GTVT (gọi tắt là Công ty Tranco) làm chủ đầu tư, sau 10 năm triển khai, đến nay, nguyên trạng là một bãi sình lầy dày đặc cây và dừa nước. Trong vai người dân tìm mua đất nền, chúng tôi lân la đến các văn phòng môi giới bất động sản khu vực xã Phước Kiển. Thị trường chào bán ở đây khá sôi động nhưng khi hỏi đến dự án KDC Phước Kiển 3 của Công ty Tranco thì ai cũng lắc đầu. “Anh mua chỗ khác đi. Ở đó chưa có hạ tầng gì, chưa bán đâu!”- một nhân viên của Công ty Địa ốc Đại Phát nói.
Khu đất Công ty Tranco làm chủ đầu tư xây dựng khu dân cư đến nay vẫn là một bãi đất sình lầy
Phía sau cánh cổng lớn của Công ty Cổ phần Phát triển khu Nam (Sadeco), đi sâu vào khoảng 200 m là đến vùng đất hoang um tùm cỏ cây, nơi nhà đầu tư Tranco rao bán từ nhiều năm qua. Theo quan sát của chúng tôi, nơi này chưa hề có một sự chuẩn bị nghiêm túc nào cho cơ sở hạ tầng của một khu dân cư. Dù vậy, công ty này đã đứng ra bán 257 nền “ảo” thông qua hình thức góp vốn, thu về tổng cộng 40,2 tỉ đồng để rồi sau đó bặt vô âm tín. Trong các bản hợp đồng “góp vốn đầu tư” ký kết với khách hàng, phía Công ty Tranco chỉ căn cứ vào một cơ sở mơ hồ, đó là Công văn 525 (năm 2002) của UBND huyện Nhà Bè về việc đầu tư thành phần tại dự án KDC Phước Kiển 3, trong đó, nội dung chủ yếu là thuận địa điểm đầu tư, còn những cơ sở pháp lý cần thiết khác như phương án đền bù giải tỏa, quy hoạch chi tiết 1/500… vẫn chưa có.
Khốn đốn vì tin doanh nghiệp Nhà nước
Tiếp xúc với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 30-6, ông Lê Văn Bốn, cán bộ tư pháp xã Phước Kiển, cho biết cơ quan này tiếp nhận hơn 60 hồ sơ khiếu nại của người dân liên quan đến dự án nói trên. Theo tìm hiểu của chúng tôi, phần lớn nạn nhân của Công ty Tranco đều là cán bộ, viên chức nhà nước, trong đó không ít người là giáo viên. Từ năm 2003-2008, nhiều người dành dụm tiền lương, các khoản tiết kiệm, thậm chí bán nhà hoặc vay mượn để góp vốn mua nền tại dự án KDC Phước Kiển 3, để rồi trắng tay. Bà Trịnh Ngọc Ánh Tuyết (ngụ đường Lê Văn Sỹ, quận 3), một khách hàng của Tranco, bất bình: “Khi mua nền tại dự án do doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đầu tư, chúng tôi hoàn toàn đặt niềm tin vào tính pháp lý, tiến độ thi công và nhiều vấn đề khác, thế nhưng họ lại ứng xử như một doanh nghiệp lừa đảo!”.
Phiếu thu tiền góp vốn của Công ty Tranco với khách hàng
Trong số hàng trăm khách hàng “mắc lầy” ở dự án “ma”này, nhiều người đã nộp đơn khởi kiện Công ty Tranco ra TAND huyện Nhà Bè, như bà Đỗ Thị Quỳnh Chi (đường Lý Thường Kiệt, quận 11) đã đóng hơn 543 triệu đồng; ông Lê Thành Vị (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) đóng gần 170 triệu đồng; bà Đỗ Thị Lan (đường Võ Văn Tần, phường 5, quận 3) đóng hơn 183 triệu đồng; ông Nguyễn Yên Phong (đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình) đóng hơn 137 triệu đồng… Tổng cộng đã có 217 hợp đồng như vậy được ký kết. Trong khi không ai biết được chủ đầu tư đã “ôm” khoản tiền hơn 40 tỉ đồng ấy đi đâu, làm gì?!
Doanh nghiệp nhiều tai tiếng
Ngoài những bê bối tại dự án KDC Phước Kiển 3, theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty Tranco phía Nam từng bị phát hiện làm thất thoát hàng tỉ đồng ngân sách Nhà nước. Tháng 7-2008, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 4 cán bộ chủ chốt của công ty này, trong đó có ông Nguyễn Văn Phú, nguyên giám đốc Tranco phía Nam, người trực tiếp ký vào hợp đồng “góp vốn đầu tư” trong dự án kể trên. Năm 2009, Tranco phía Nam cũng đã bị nhiều tu nghiệp sinh ở Nhật Bản tố cáo có những mờ ám trong việc thu giữ tiền thế chân (2.500 USD/người) của họ khi đi xuất khẩu lao động... |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.