Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Doanh nghiệp xả thải “chui”, dân lãnh hậu quả
(09:39:13 AM 30/08/2012)
|
Các nhà máy xả thải chui vào ban đêm để qua mắt cơ quan chức năng và người dân qua các ống xả thải nhỏ - Ảnh: Huệ Bạch |
Theo người dân, nước thải từ các doanh nghiệp, nhà máy trong khu vực KCN Phố Nối A và các nhà máy xung quanh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Cá chết hàng loạt, dân sợ lội ruộng
Nhiều năm qua, người dân các xã Lạc Hồng (huyện Văn Lâm), Nghĩa Hiệp, Liêu Xá (huyện Yên Mỹ), Bạch Sam (huyện Mỹ Hào) của tỉnh Hưng Yên không thể nuôi thủy sản và trồng lúa được vì nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Các sông, kênh, rạch ở địa phận các xã Nghĩa Hiệp, Lạc Hồng, Bạch Sam hiện bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước đen kịt, sánh lại, bốc mùi hóa chất nồng nặc. Nguồn nước tưới tiêu cho hàng ngàn hecta đất nông nghiệp của ba xã cũng chung cảnh ngộ.
Các hộ dân nuôi trồng thủy sản chỉ biết “kêu trời” vì bỗng dưng hàng tấn cá chết hàng loạt chỉ trong vài ngày. Riêng xã Bạch Sam nước thải công nghiệp đen đặc, bốc mùi xú uế nồng nặc chảy ra cánh đồng thôn Đọ và thôn Bến, bà con không dám lội ruộng vì sợ nhiễm bệnh.
Ông Tạ Đức Chất, một người dân ở xã Liêu Xá, bức xúc: “Gia đình tôi và nhiều hộ khác nuôi trồng thủy sản ở khu vực Liêu Xá - Nghĩa Hiệp giờ đều “treo” ao bỏ không do nước ô nhiễm nặng”. Gia đình ông Chất nuôi đủ loại cá từ trôi, chép, mè... nhưng mấy ngày qua cá chết hàng loạt gây thiệt hại lớn. “Chỉ trong ba ngày hơn 2 tấn cá chết không còn một con, nhìn mà xót xa quá” - ông Chất kể.
Nhiều hộ dân khác cũng rơi vào cảnh khuynh gia bại sản vì nạn ô nhiễm. Hộ ông Nguyễn Đình Hiệp (xã Nghĩa Hiệp) bị chết 5 tấn cá, hộ anh Nguyễn Văn Sáu (xã Liêu Xá) chết hơn 6 tấn cá... Người dân hai xã này cho rằng cá chết là do nước thải từ KCN Phố Nối A thải ra sông, rạch, gây ô nhiễm nguồn nước, nhưng sau nhiều lần người dân phản ảnh đến chính quyền địa phương thì đến nay họ vẫn chưa nhận được phản hồi.
Tại xã Lạc Hồng, lúa trên đồng héo rũ vì nông dân không dám lấy nước từ sông Bún tưới lúa. Nước sông Bún khi vàng đục, lúc đen kịt, mùi hóa chất bốc lên nồng nặc, tưới đến đâu cây héo rũ đến đấy. Nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Lạc Hồng cũng có mùi hóa chất, sủi bọt trắng làm nhiều người dân lo lắng.
Bà Nguyễn Thị Hoa, một người dân ở xã Lạc Hồng, cho biết: “Ruộng cấy đi cấy lại đến ba lần mà lúa cứ héo rồi chết”. Được biết, toàn bộ nước thải của KCN Phố Nối A đều theo kênh mương đổ thẳng ra sông Bún và cánh đồng của người dân xã Lạc Hồng.
Mức xử phạt thấp?
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hải Sơn - trưởng Ban quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên - thừa nhận: “Việc xả thải “chui” ở KCN Phố Nối A là có, cơ quan chức năng đã nhiều lần xử phạt nhưng các doanh nghiệp lại tiếp tục vi phạm”. Theo ông Sơn, việc xả nước thải ra môi trường chưa qua xử lý là khó tránh khỏi, bởi hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN này được xây dựng từ năm 2008, công suất 3.000m3/ngày đêm, trong khi đó theo quyết định 744 của Bộ Tài Nguyên - môi trường, hệ thống xử lý nước thải phải có công suất 10.200m3/ngày đêm mới đáp ứng nhu cầu thực tế.
KCN Phố Nối A có diện tích 390ha, do Công ty quản lý khai thác hạ tầng KCN Phố Nối A quản lý. Tại đây hiện còn hơn 20 doanh nghiệp (chiếm 110ha) chưa đấu nối hệ thống nước thải với nhà máy xử lý tập trung. Các doanh nghiệp này tự xử lý riêng rồi xả nước thải ra môi trường nhưng không ai kiểm soát.
Theo thông tin từ Sở Tài nguyên - môi trường Hưng Yên, nhiều công ty đã bị phạt về hành vi xả nước thải gây ô nhiễm nhưng sau đó tiếp tục tái phạm, có công ty còn tái phạm nhiều lần. Ông Phạm Hải Sơn kiến nghị: “Nên tăng mức phạt vì mức xử phạt hiện nay quá thấp so với việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nên các doanh nghiệp vẫn mặc sức vi phạm”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.