Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Đi chợ mua... “sức khoẻ”
(07:53:23 AM 22/01/2012)Lo ngại nhất là các loại mứt, hạt dưa được bày bán công khai, không ghi rõ xuất xứ được phát hiện“ngậm” đầy hoá chất.
Thực phẩm “ngậm” đầy hoá chất
Tại các chợ đầu mối và chợ sỉ của TP như: Kim Biên, Chợ Lớn, Phạm Văn Hai, An Đông... các loại mứt dừa, gừng, chà là, mãng cầu đủ màu sắc đẹp mắt đang được bày bán công khai. Phần lớn các loại mứt này được bỏ vào những lọ thủy tinh lớn hoặc đóng gói trong bao giấy nhưng không thấy ghi nơi sản xuất, hạn sử dụng.
Ngay cả hạt dưa cũng có đủ loại, đủ màu sắc từ màu đỏ nhạt đến đậm cho đến màu đen nhưng cũng không thấy niêm yết xuất xứ của cơ sở. Khi hỏi ở đâu sản xuất, sạp M.L ở khu kinh doanh bánh mứt trả lời: Lấy từ cơ sở có uy tín tại quận 6 hoặc là hàng từ phía bắc chuyển vào...
Mới đây nhất, quản lý thị trường TP đã phát hiện khoảng 1 tấn mứt không chứng từ đang được vận chuyển. Điều đáng nói, các loại mứt như kiwi, táo đỏ, chà là... với màu sắc rất bắt mắt và nhìn phía bên ngoài còn rất mới được in trên bao bì toàn tiếng Trung Quốc, tuy nhiên, đến gần thì phần lớn các loại mứt này đã bốc ra mùi hôi khó chịu. Không chỉ các loại mứt, đáng lo ngại nhất chính là các loại củ kiệu, củ cải, dưa hành và cả thịt heo... dùng cho ngày tết đều được ngâm hoá chất bảo quản và tẩy trắng.
Thịt heo không đảm bảo ATVSTP bị cơ quan chức năng phát hiện tại TPHCM. |
Cũng theo Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM, qua kiểm tra lấy mẫu các loại thực phẩm tết tại các chợ, siêu thị trên địa bàn TP cho thấy, gần 47% chà bông không đạt về kali sorbae, Ecoli, coliform, chì; 80% lạp xưởng không đạt về phẩm màu, tổng số vi khuẩn hiếu khí, Salmonella, Cl.perfringens, chì; gần 77% xúcxích thanh trùng - dămbông không đạt về vi khuẩn hiếu khí, E.coli, Coliforms, Salmonella, S.aureus, chì; trên 95% chả lụa có Natri benzoate (chất bảo quản cấm dùng đối với thực phẩm dành cho trẻ em), kali sorbate, hàn the...; 66,67% các loại nem không đạt về kali sorbate, Ecoli, Coliforms, chì. Riêng các loại rau xanh như giá sống, bắp chuối, cà chua, xàlách, khổ qua... tỉ lệ nhiễm khuẩn Coliforms, Salmonella, chất tẩy trắng (có nguy cơ bào mòn dạ dày) lên đến trên 96-100%.
80% số thịt cá, rau - củ - quả không kiểm soát được nguồn gốc
Theo thống kê của Sở Y tế TP, trên địa bàn 24 quận, huyện của TP hiện có khoảng 46.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đang hoạt động. Ông Huỳnh Lê Thái Hoà - Trưởng Chi cục ATVSTP TPHCM - nhận định, tình hình ATVSTP tại TP có chuyển biến, nhưng vẫn còn phức tạp. Qua kiểm tra công tác ATVSTP từ đầu năm đến nay đã phát hiện 1.146 cơ sở vi phạm và phạt với số tiền trên 4 tỉ đồng, đình chỉ hoạt động 181 cơ sở, kiểm tra gần 600 bếp ăn tập thể thì đã có 50% vi phạm...
Da heo thối được ngâm hoá chất tẩy trắng bị cơ quan chức năng phát hiện tại TPHCM. Ảnh: Võ Tuấn |
Chỉ tính riêng tại quận 6, lượng cơ sở chế biến, sản xuất thực phẩm khô, bánh mứt với khoảng 4.300 cơ sở lớn nhỏ. Trưởng phòng Y tế quận 6 cho biết, trong thời điểm Tết Nguyên đán đang đến gần, rất nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thời vụ mọc lên, do đó vấn đề thực hiện sai nguyên tắc, quy trình sản xuất dẫn đến sản phẩm không đạt chất lượng, mất ATVSTP là khó tránh khỏi.
Riêng đối với nguồn nguyên liệu đầu vào là các loại thịt, rau - củ - quả, thủy - hải sản thì khỏi phải nói. Đến thời điểm này, toàn TP chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu và 80% còn lại thì phải lệ thuộc vào các tỉnh, thành lân cận hoặc nhập khẩu từ các nước. Chính vì điều này, 80% lượng thực phẩm đầu vào cung ứng cho thị trường hơn 8 triệu dân mỗi ngày tại TPHCM không kiểm soát được mức độ an toàn. Trước việc các cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt các vụ chân gà thối, thịt thối xuất hiện tại TP, ông Phan Xuân Thảo - Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM - đã thừa nhận xuất hiện tình trạng sử dụng giấy kiểm dịch động vật giả mạo, nguỵ trang cao cấp, sử dụng địa chỉ “ma”, chủ hàng “bỏ của chạy lấy người” khi phát hiện...
Một khó khăn khác theo ông Trần Đình Vĩnh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản TP - đó là: Hiện nay, việc kiểm soát ATVSTP nguyên liệu thuỷ - hải sản khá nhức đầu, vì trong khi tất cả các ngành khác đều có giấy tờ để làm căn cứ thì bên thuỷ sản không có mảnh giấy lận lưng.
Để giải quyết thực trạng trên, TPHCM đang triển khai dự án xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn bằng cách ký kết với các cơ sở nuôi trồng, chế biến ngay từ đầu nguồn để kiểm soát chặt nguồn gốc đầu vào. Danh mục thực phẩm cùng loại thuộc chuỗi như: Chuỗi rau (gồm rau muống hạt, khổ qua, dưa leo, cà chua, cải bắp, càrốt); chuỗi thịt gia súc gia cầm (trứng gà, thịt gà, thịt heo); chuỗi thủy sản (tôm nuôi, cá tra, cá điêu hồng, cá nục).
Mặc dù đề án này diễn ra đã lâu, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa phát huy được hiệu quả khi chuỗi thực phẩm này chỉ mới đến được với các khách sạn, nhà hàng. Câu hỏi được đặt ra cho các nhà quản lý: Đến bao giờ người dân mới được hưởng lợi từ đề án này và đã hơn ba năm trôi qua, lời giải đáp vẫn đang bị bỏ ngỏ...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.