Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Đề xuất xử Hào Dương với mức kỷ lục
(12:51:16 PM 11/11/2014)Ngày 10-11, UBND TP HCM đã tổ chức cuộc họp khẩn về xử lý vi phạm hành chính của Công ty CP Thuộc da Hào Dương (gọi tắt là Công ty Hào Dương; KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP HCM).
Quyết tâm xử lý hình sự nhưng…
Theo thượng tá Cù Nam Tiến, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an, ngày 23-10-2013, cơ quan chức năng đã phát hiện Công ty Hào Dương dùng 3 máy bơm bơm nước thải từ các hố ga ra sông Đồng Điền, lưu lượng xả thải trên 2.100 m3/ngày (3 vị trí). Kết quả phân tích của Viện Môi trường và Tài nguyên TP HCM cho thấy chỉ số các chất ô nhiễm vượt quy định hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần.
Trước đó, công ty này đã bị phát hiện và xử phạt 10 lần về hành vi gây ô nhiễm môi trường với số tiền 750 triệu đồng. Thêm vào đó, phó giám đốc Công ty Hào Dương cũng bị khởi tố vì vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động (khiến 3 công nhân tử vong). Vì thế, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường quyết tâm khởi tố đối với Công ty Hào Dương.
“Chúng tôi đã phối hợp với Cục Điều tra VKSND Tối cao tiến hành khám nghiệm hiện trường và phát hiện cống ngầm, nhiều tang vật như máy bơm… Vi phạm của Công ty Hào Dương đủ điều kiện để khởi tố theo điều 182 Bộ Luật Hình sự. Thế nhưng, theo Bộ Luật Tố tụng hình sự, kết quả phân tích của Viện Môi trường và Tài nguyên chỉ có giá trị về mặt hành chính chứ không có giá trị về mặt tố tụng nên không thể khởi tố vụ án. Chúng tôi đang kiến nghị sơ hở này lên Quốc hội” - thượng tá Tiến nói.
Đại tá Dương Văn Linh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, nhận định vi phạm của Công ty Hào Dương không hề đơn giản.
“Họ xây những cái hố, bỏ lá cây ngụy trang rồi đêm đến lén xả thải ra môi trường hay sử dụng những ống nhựa dẻo, chống cháy chôn ngầm dưới đất, việc lắp đường ống ngầm không hề đơn giản” - đại tá Linh nhận định. Theo ông Linh, TP còn chậm trễ trong việc xử lý các vi phạm của Công ty Hào Dương, gây nhiều bàn tán trong dư luận.
Quyết định trong tuần này
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP HCM, cho biết hiện nay, Công ty Hào Dương vẫn ngưng hoạt động dù đã hết thời gian tạm đình chỉ theo chỉ đạo của TP. Ngoài sai phạm về xây dựng đang chờ xử lý của Sở Xây dựng, công ty này còn nợ bảo hiểm xã hội. Giải quyết xong các vấn đề trên, Sở TN-MT sẽ xem xét, kiến nghị UBND TP cho phép Công ty Hào Dương hoạt động thử 1-2 tháng, nếu ổn mới cho tiếp tục hoạt động.
Bà Mỹ cũng khẳng định hiện đã rút phép khai thác nước mặt nên có thể giám sát việc xả thải bằng cách tính chênh lệch nước thải đầu vào - đầu ra. Trong trường hợp Công ty Hào Dương vẫn tiếp tục vi phạm sẽ bị cấm hoạt động.
Dẫu vậy, ở góc độ cơ quan quản lý trực tiếp, bà Nguyễn Thị Minh Hạnh, Phó Ban Quản lý các KCX- KCN, lại tỏ ra lo lắng bởi việc sửa chữa hệ thống xử lý nước thải, Công ty Hào Dương làm xong mới báo chứ không xin phép trước nên không biết có hệ thống cống ngầm hay không?
Về việc xử phạt vi phạm hành chính, Sở TN-MT đề xuất tổng số tiền phạt là 6,3 tỉ đồng đối với 3 hành vi: vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn chất thải nguy hại và vi phạm quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại.
Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP, chỉ đạo Sở TN-MT rà soát dự thảo quyết định xử phạt, trình TP ký trong tuần này, đồng thời phải tiến hành kiểm tra ngay công tác khắc phục vi phạm của Công ty Hào Dương. Qua vụ việc trên, ông Tín cũng giao Ban Quản lý các KCX-KCN rà soát lại quy hoạch, bố trí cơ sở sản xuất hợp lý hơn trong các KCX- KCN.
Được bố trí cạnh sông Đồng Điền là một yếu tố “giúp” Công ty CP Thuộc da Hào Dương dễ dàng vi phạm
Vi phạm rất nghiêm trọng
Trong văn bản gửi UBND TP HCM mới đây, Bộ TN-MT yêu cầu làm rõ việc không đưa Công ty Hào Dương vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cụ thể, năm 2010, Bộ TN-MT đã thanh tra, lập biên bản vi phạm hành chính chuyển cho Sở TN-MT TP xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Bộ TN-MT cũng đưa Công ty Hào Dương vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để.
Thế nhưng, tháng 6-2013, trong văn bản góp ý về dự thảo quyết định của Thủ tướng về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, UBND TP không đưa Công ty Hào Dương vào danh mục này.
Bị truy trách nhiệm trong công tác tham mưu, bà Lê Thị Kim Oanh, Phó chánh Thanh tra Sở TN-MT, cho rằng chính kết luận của Bộ TN-MT là Công ty Hào Dương để rò rỉ nước thải chứ không phải xả thải vào môi trường (?). Vi phạm này không thỏa các tiêu chí của Bộ TN-MT nên không đưa vào danh mục.
Không đồng ý với lý giải của Sở TN-MT, ông Tín cho biết kết luận của Bộ TN-MT từ năm 2010, đến tháng 6-2013, Sở TN-MT mới tham mưu cho UBND TP góp ý danh mục.
“Vậy trong khoảng thời gian đó, Công ty Hào Dương liên tiếp vi phạm mà không nghiêm trọng sao?” - ông Tín đặt vấn đề. Theo ông Tín, vi phạm của Công ty Hào Dương là rất nghiêm trọng và yêu cầu Sở TN-MT tham mưu cho UBND TP báo cáo lại vụ việc với Bộ TN-MT.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.