Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Công ty TNHH MiWon Việt Nam gây ô nhiễm: Cả triệu lít “nước thải” ra môi trường mỗi ngày?
(20:35:18 PM 20/11/2014)PV đã tìm hiểu thực tế tại một vài nơi thứ “phân bón” này được bán ra thị trường. Kết quả mà chúng tôi tìm hiểu được thật đáng… giật mình.
Thứ “phân bón” không được quản lý chặt chẽ đổ lênh láng ra đường gây ô nhiễm, bức xúc với người dân
Những hộ kinh doanh thứ “phân bón” của Cty TNHH MiWon Việt Nam cho vào can nhựa mà không hề có nhãn mác, hướng dẫn sử dụng bán tràn lan ra thị trường
Theo thông tin mà chúng tôi tìm hiểu, hiện tại có 19 địa phương như: Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa,Vĩnh Phúc... với khoảng 50 nghìn tấn phân MV - L dạng lỏng/1năm được Cty Miwon tặng hoặc bán cho nông dân với giá thành rẻ như… cho.
Từ năm 2007 đến nay, người dân sử dụng phân MV - L dạng lỏng này vẫn thường gọi là “nước thải” nhà máy Miwon. Khi sử dụng loại “nước thải” này bón cho hoa màu thì rất hoang mang khi phát hiện; bón cây trè chậm phát triển vì quăn rễ, giếng nước ăn gần nhà bị chất này ngấm xuống đất làm ô nhiễm nặng, xuống ao cá thì cá chết hàng loạt...
Người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) phản ảnh về “nước thải” hay phân bón MV - L dạng lỏng của nhà máy Miwon mang đến bán cho dân giá rẻ như cho (!?). Từ năm 2007 rất nhiều hộ dân các thôn ở đây dùng “phân bón” dạng lỏng này. Giá bán bán khoảng 10nghìn/1can nhựa 20lít. Chủ yếu dùng để tưới cây cỏ mía cho bò ăn lấy sữa.
Trên địa bàn xã có 4 điểm bán, tất cả các điểm này các thùng, can đựng “nước thải” được bày bán la liệt, sản phẩm không có nhãn mác, không hướng dẫn cách sử dụng, không có quy chuẩn chất lượng sử dụng, có màu đen, mùi hắc bốc lên. Các điểm bán này nước chảy ra môi trường xung quanh nhơ nhớp bẩn thỉu. Những người bán hàng cho biết, qua một chủ đại lý, xe bồn của nhà máy chở đến đây vào ban đêm, bơm vào thùng to, rồi các hộ tự chiết xuất ra can 20 lít rồi ai có nhu cầu thì bán. Từ khi bán (năm 2007) chưa thấy Quản lý Thị trường kiểm tra bao giờ (!?).
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề “nước thải” hay phân bón hữu cơ MV - L dạng lỏng, chúng tôi tìm gặp ông Kiều Văn Minh, phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) và được biết, nước thải của nhà máy không có chỗ tiêu thụ bỏ đi thì mang về bán cho nhân dân (!?).
Ông Minh cho biết: “Cơ bản người ta dùng nhiều và bây giờ phát triển nhiều rồi. Tôi không kiểm soát được số lượng về đây bán cho nhân dân, xe chở phân theo téc, rồi đóng can mang về sử dụng, hàng chục can một tùy theo nhu cầu của người sử dụng người ta mua. Nước này mang về bón cho cây cỏ rồi lấy cỏ cho bò ăn vì ở đây chủ yếu chăn nuôi bò sữa. Có khoảng hơn 600 hộ nuôi bò sữa dân số khoảng 11 nghìn người, nguồn nước ăn chủ yếu nước giếng khoan hoặc nước mưa. Dân phản ánh tỷ lệ chết vì bệnh hiểm nghèo (ung thư) tăng cao, trong năm 2013 số người chết về ung là 25/60 người, năm 2014 này có 8/40 người chết vì ung thư… Nhìn chung số người chết vì ung thư tăng cao như phản ánh của người dân là có thật”.
Còn ông Nguyễn Tùng Lâm, cán bộ môi trường xã Vĩnh Thịnh về “nước thải” hay còn gọi là phân hữu cơ MV - L dạng lỏng Miwon cho hay, năm 2007 anh Tâm là đại lý lớn liên kết với công ty Miwon kinh doanh loại phân bón nước thải dạng lỏng này. Bây giờ cứ 4 – 5 ngày là họ tiêu thụ hết khoảng 3000lít/1ngày. “Nhà tôi cũng mua về để tưới cây cỏ cho bò ăn, bản thân tôi đi tưới khoảng 100lít/1ngày cũng thấy chóng mặt đau đầu. Thực ra, chuyên môn chúng tôi có hạn nên vẫn chưa biết chất thải hay là phân hữu cơ MV - L dạng lỏng của công ty Miwon có thực sự tốt cho môi trường không!?”, ông Lâm nói.
Liên quan tới thông tin về “phân bón” dạng lỏng của Công ty TNHH MiWon, sáng 22/5/2013, Ðội Chống hàng giả thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đột xuất kiểm tra tài liệu và hồ sơ của hộ ông Đinh Trọng Vương, thôn 3, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, cho thấy việc kinh doanh từ 2010, cứ hai ngày nhập một xe chở khoảng 20 nghìn lít phân ML - L (tương ứng hai mươi tấn) bán trực tiếp các hộ dân, không có hợp đồng kinh tế với đơn vị cung ứng; không có giấy phép kinh doanh phân bón, không có kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa kèm lô hàng; không có tem, nhãn hàng hóa theo quy định.
Ðáng chú ý là toàn bộ các lô hàng nói trên, Công ty Miwon đều không thu tiền. Ðội chống hàng giả đã lấy mẫu phân bón dạng lỏng trên gửi đi giám định tiêu chuẩn chất lượng tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia. Kết quả thử nghiệm số 189/KQ - PBQG, ngày 4/6 của Trung tâm cho thấy các chỉ tiêu thử nghiệm đều vượt so với Thông tư 65/2010/BNNPTNT và tài liệu quảng cáo phân hữu cơ MV - L.
Với những thông tin đã nêu, đề nghị các cơ quan chức năng nghiêm túc vào cuộc để điều tra làm rõ, xử lý những sai phạm (nếu có) của Cty TNHH MiWon Việt Nam. Tránh gây hoang mang, ảnh hưởng tới tình hình an ninh, sức khỏe, và môi trường sống của người dân.
Ông Kiều Văn Minh, phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc): “Người dân nói đây là nước thải của công ty TNHH MiWon không có chỗ chứa. Đúng là từ khi sử dụng loại “phân bón” này thì số người chết vì bệnh hiểm nghèo (ung thư) tăng cao…”
Ý kiến bạn đọc về: Công ty TNHH MiWon Việt Nam gây ô nhiễm: Cả triệu lít “nước thải” ra môi trường mỗi ngày?
-
Kiều thị hiên (11:47:32 AM 03/12/2014)Cong ty miwon
Bị phạt chắc gì ăn thua, vấn đề là biện pháp xử lý thế nào thôi, chẳng hạn cách xử lý chất thải này, nhập máy móc thiết bị xử lý chất thải, các cty nuoc ngoài họ đều làm được điều này thôi. Vì họ quan tâm đến skhoe là hàng đầu, còn Việt Nam! Thì chỉ vì tư lợi cá nhân trước mắt, cư lo lót ít tiền lại đâu sẽ vào đấy thôi, chỉ dân ngu cu đen là khổ thì vẫn muôn đời khổ, đã nghèo lại còn bị bệnh hiểm nghèo!!! Nan giải ... Một câu hỏi lớn không lời đáp...
-
khoa trần (09:00:35 AM 18/12/2014)bức xúc miwon xả thải
tôi là 1 người dân sông gần khu vực nhà máy miwon việt trì đã lâu năm thật lạ thay nhà máy sản xuất gây ô nhiếm không khí , khói bụi , nguồn nước nước thải bình thưởng thì được xử lý cho lấy lệ rồi thải thẳng ra sông, còn nước thải M2 thì k xử lý được vì mất nhiều chi phí lại quay sang làm "phân bón" trá hình để đổ thẳng ra môi trường đất của chúng ta vốn dĩ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng . vậy mà tôi không thấy bất cứ 1 động thái nào từ nàh chức trách cứ hết đoàn này đến rồi đi , kiểm tra tới kiểm tra lui mà cũng k thấy nhà máy miwon có sự cải thiện tích cực nào cho dân chúng tôi đỡ khổ , để đến nỗi trẻ em và ngừoi già trong khu chúng tôi tỉ lệ mắc ung thư và dị dạng này càng gia tăng . đến bao giờ dân chúng tôi mới hết khổ và đến bao giờ công ty miwon việt trrì mới hết tàn phá môi trường việt nam đó là 1 câu hỏi lớn mf hiện nay chưa có lời giải đáp.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Công ty TNHH MiWon Việt Nam gây ô nhiễm: Cả triệu lít “nước thải” ra môi trường mỗi ngày?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.