Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Công ty Minh Phú - Lộc An là "thủ phạm" khiến lúa, hoa màu của dân bị nhiễm mặn
(21:02:43 PM 06/07/2012)
HẬU QUẢ CỦA VIỆC XEM NHẸ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Minh Phú - Lộc An có địa chỉ tại ấp An Bình, xã Lộc An (huyện Đất Đỏ) bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nội địa từ tháng 9-2011 theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3501729783 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh BR-VT cấp lần đầu ngày 11-11-2010, thay đổi lần 2 ngày 10-10-2011. Sản phẩm chính của Công ty là các loại tôm xuất khẩu với công suất thiết kế là 10,83 tấn tôm (ao/vụ).
Theo báo cáo của Đoàn thanh tra, Công ty Minh Phú – Lộc An thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhưng đến thời điểm thanh tra Công ty này vẫn chưa thực hiện. Cụ thể vào ngày 5-5-2011, Công ty đã gửi hồ sơ về Chi cục Bảo vệ môi trường đề nghị thẩm định và phê duyệt ĐTM cho dự án “Đầu tư nuôi tôm công nghiệp tại khu quy hoạch hạ tầng kỹ thuật nuôi tôm Công nghiệp Lộc An” nhưng do chưa có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất nên vẫn chưa thực hiện được các thủ tục theo quy định. Trong quá trình hoạt động, Công ty Minh Phú – Lộc An cũng chưa tiến hành kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và chất thải rắn theo quy định; chưa có sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (CTNH); chưa có Giấy phép xả thải và Giấy phép khai thác nước mặt (nước mặn) từ sông Ray.
Hiện tại, Công ty Minh Phú – Lộc An đang tiến hành nuôi thử nghiệm 22 ao tôm và lượng nước thải trung bình khoảng 100.000 m3/ngày. Theo Thông tư 45/2010/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 22-7-2010 quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm có quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 như sau: Bờ ao phải chắc chắn, không rò rỉ, đáy ao phải được gia cố đầm đáy, chống thấm,… bờ và đáy ao chắc chắn, không rò rỉ, thẩm lậu. Tuy nhiên, trên thực tế tại các ao nuôi tôm và các bờ kênh, Công ty Minh Phú – Lộc An chỉ tiến hành trải bạt nhựa xung quanh và trên bờ ao vì vậy khi dẫn nước mặn từ sông Ray vào các ao chứa để nuôi tôm đã dẫn đến việc nước mặn thẩm thấu sang khu vực đất canh tác nông nghiệp của các hộ dân xung quanh, gây ra tình trạng nhiễm mặn nghiêm trọng.
Theo báo cáo số 99/BC-UBND ngày 28-5-2012 của UBND huyện Đất Đỏ, tính đến ngày 14-5-2012 có đến 34 hộ dân canh tác nông nghiệp xung quanh khu vực nuôi tôm của Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú - Lộc An chịu ảnh hưởng, thiệt hại do tình trạng nhiễm mặn gây ra với tổng diện tích sản xuất nông nghiệp gần 14 ha; ước tính giá thiệt hại hơn 279 triệu đồng.
Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú – Lộc An đã thừa nhận việc nuôi tôm tại khu vực xã Lộc An của Công ty đã để xảy ra việc nhiễm mặn và gây thiệt hại cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp xung quanh ao nuôi của Công ty. Đồng thời, ngày 18-6-2012, Công ty đã có văn bản số 10/BCMP chấp thuận hỗ trợ 1 lần cho các hộ dân ấp An Bình bị thiệt hại về lúa và hoa màu do ảnh hưởng của việc nhiễm mặn gây ra, số tiền hỗ trợ sẽ thực hiện theo báo cáo số 99/BC-UBND ngày 28-5-2012 của UBND huyện Đất Đỏ. Ngoài ra, công ty cũng đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan xem xét lại quy hoạch tổng thể Dự án nuôi tôm Lộc An mà Công ty đã trúng đấu giá và có phương án kỹ thuật, giải pháp phù hợp để tránh xảy ra tình trạng nhiễm mặn gây ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp của người dân trong vùng.
YÊU CẦU NHANH CHÓNG KHẮC PHỤC
Ông Nguyễn Thái Sinh, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, sau khi có kết quả thanh tra, Đoàn thanh tra đã kiến nghị UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú – Lộc An nhanh chóng hỗ trợ cho các hộ dân ấp An Bình bị thiệt hại về lúa và hoa màu do việc nhiễm mặn gây ra và thực hiện các phương án chống tình trạng nhiễm mặn trong quá trình nuôi tôm sau khi có hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Đồng thời, lập Đề án bảo vệ môi trường cho dự án “Đầu tư nuôi tôm công nghiệp tại khu quy hoạch hạ tầng kỹ thuật nuôi tôm Công nghiệp Lộc An” theo quy định tại Thông tư 01/2012/TT-BTNMT ngày 16-3-2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo bảo vệ môi trường chi tiết; Thực hiện thu gom, phân loại và quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định, quản lý chất thải nguy hại theo liên chứng từ chất thải nguy hại; Không được chôn, đốt rác thải sinh hoạt trong khuôn viên khu vực sản xuất, rác thải sinh hoạt phải được thu gom và chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý.
Ngoài ra, nhằm giúp người dân yên tâm sản xuất, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Đất Đỏ, UBND xã Lộc An hỗ trợ Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú – Lộc An trong việc chi trả tiền hỗ trợ thiệt hại cho các hộ dân do việc nhiễm mặn gây ra.
Ruộng lúa của bà con nông dân ở ấp An Bình (xã Lộc An) bị nhiễm mặn.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng nhiễm mặn hiện nay cũng như tạo điều kiện cho Công ty Minh Phú – Lộc An và các hộ dân tại tổ 19, tổ 20, ấp An Bình (xã Lộc An, huyện Đất Đỏ) tiếp tục hoạt động sản xuất trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhanh chóng nghiên cứu và đề xuất phương án chống nhiễm mặn trong quá trình nuôi tôm, cũng như tính toán thời gian khắc phục tình trạng nhiễm mặn do Công ty Minh Phú – Lộc An gây ra hiện nay. (Ông Nguyễn Thái Sinh, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh BRVT) |
Gửi ý kiến bạn đọc về: Công ty Minh Phú - Lộc An là "thủ phạm" khiến lúa, hoa màu của dân bị nhiễm mặn
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.