»

Thứ năm, 21/11/2024, 20:11:10 PM (GMT+7)

Bình Phước: Liên doanh để... phá rừng?

(09:25:04 AM 12/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Thiếu trách nhiệm, cố tình làm trái quy định luật pháp, ngang nhiên mua bán đất trái phép, câu kết huỷ hoại hàng trăm hécta rừng v.v…; thế nhưng, các lãnh đạo Cty TNHH TMXNKDL Bình Phước (Bitocimex) và Giám đốc Cty TNHH Đông Nam Long (TPHCM), cùng một số cá nhân liên quan khác vẫn… bình yên(?!).

Không vốn, vẫn… tham dự án lớn

Như chúng tôi đã phản ánh, tại nhiều dự án khác, Bitocimex thua lỗ triền miên, vốn liếng ít ỏi, trong lúc nợ nần ngập ngụa... Vậy mà lãnh đạo Bitocimex vẫn cố “ôm” không ít dự án to tát, để rồi tiếp tục trượt dài thua lỗ. 
 
Một[-]góc[-]500ha[-]rừng[-]đã[-]bị[-]Cty[-]Đông[-]Nam[-]Long[-]huỷ[-]hoại[-]để[-]trồng[-]caosu.[-][-]Ảnh:[-]T.P
Một góc 500ha rừng đã bị Cty Đông Nam Long huỷ hoại để trồng caosu. Ảnh: T.P
 
Tháng 10/2001, Bitocimex xin UBND tỉnh Bình Phước cấp 1.500ha đất lâm nghiệp tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết và 449ha đất nằm ngoài lâm phần để lập dự án phát triển chăn nuôi bò. UBND tỉnh Bình Phước đã quyết định giao 1.506ha rừng và đất lâm nghiệp cho Cty làm dự án trên.
 
Quá trình giao đất, cơ quan chức năng đã thống kê trong tổng số 1.506ha rừng và đất lâm nghiệp, có tới 1.120,2ha rừng IIB và RIIB. Lẽ ra phải triển khai dự án đúng như mục đích cam kết là “khoanh nuôi bảo vệ và trồng cỏ nuôi bò, chống các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép”, thì chỉ trong thời gian từ năm 2001 - 2003, dưới sự quản lý của Bitocimex, có  trên 928ha rừng bị tàn phá.
 
Khi sự vụ vỡ ra, lãnh đạo Bitocimex đổ cho Cty không có cán bộ nghiệp vụ về quản lý và bảo vệ rừng, không có vốn để trồng rừng; dẫn tới buông lỏng quản lý, dân vào phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tràn lan (gần 269ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trong năm 2002)... 
 
Năm 2004, UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo Bitocimex ngăn chặn hiện tượng trên, nhưng Cty vẫn không thực hiện. 
 
Liên doanh để… phá rừng
 
Do GĐ Bitocimex  Nguyễn Văn Dũng thiếu trách nhiệm gây ra hậu quả nghiêm trọng, ông Nguyễn Đức Thanh được bổ nhiệm thay thế ông Dũng làm GĐ Bitocimex. Thời điểm này, nhận thấy năng lực và tài chính quá yếu kém của Bitocimex, UBND tỉnh Bình Phước đã thu hồi lại hơn 800ha đất từ Bitocimex để giao cho các tổ chức và cá nhân khác.
 
Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Bình Phước chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp quy hoạch trồng rừng sang trồng cây caosu và cây nguyên liệu... thì Bitocimex lại... ham hố xin chính quyền phê duyệt dự án quy hoạch sản xuất trên diện tích 1.651,3ha. Trong đó, Cty đề nghị dành 1.266,2ha đất trồng caosu...
 
Một lần nữa, chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước lại... chiều theo Bitocimex(?). Tới khi phê duyệt phương án thiết kế sản xuất, thì Bitocimex tiếp tục điệp khúc “không có vốn” để trồng caosu, trồng rừng và bảo vệ rừng. Mượn cớ đó, ông Nguyễn Đức Thanh – GĐ Bitocimex - đã tự tiện ký hợp đồng liên doanh số 27/HĐLD/2004 ngày 16.4.2004, với  Cty TNHH Đông Nam Long (Cty ĐNL), ở TP.Hồ Chí Minh, để trồng caosu và keo lai, trên tổng diện tích 550ha. 
 
Sau khi ký hợp đồng liên doanh với Cty ĐNL lãnh đạo Bitocimex mới lập công văn xin chủ trương của UBND tỉnh, về việc sử dụng 550ha đất liên doanh với Cty ĐNL trồng caosu. Việc làm ngược ngạo này là không đúng quy định luật pháp. Sau đó, UBND tỉnh BP có văn bản chấp thuận cho Bitocimex góp vốn bằng quyền sử dụng đất (550ha) để liên doanh trồng caosu.
 
Tuy nhiên, vì hợp đồng liên doanh ký trước khi có chủ trương của UBND tỉnh, dẫn tới hậu quả Bitocimex tiếp tục... thua thiệt trong phi vụ làm ăn này - giá trị đất không được quy ra thành tiền để chia lợi nhuận - mà chỉ được Cty ĐNL chia cho vẻn vẹn... 50ha caosu  5 năm tuổi/tổng số 550ha đất góp vào liên doanh. Sau khi ký hợp đồng liên doanh, Bitocimex mới xin phê duyệt thiết kế trồng rừng trên diện tích 671,2ha; trong đó 481,5ha trồng caosu và 105,4ha trồng keo lai... Cty ĐNL dùng vốn của mình để thực hiện các công việc trên.
 
Dự án liên doanh trên không hề được lập thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng từ rừng sản xuất nghèo kiệt sang trồng caosu; không lập phương án thiết kế kỹ thuật trồng rừng, cũng như không hề có hồ sơ thẩm định rừng, tận thu lâm sản trên diện tích 550ha đất rừng, như luật pháp quy định. Những sai phạm trên của ông  Nguyễn Đức Thanh đã tạo điều kiện cho ông Trần Văn Thìn - GĐ Cty ĐNL - tự tiện cày ủi, tàn phá, hủy hoại 550ha rừng để trồng caosu.
 
Chưa hết, trong quá trình trồng caosu, ông Thìn còn mua thêm của 27 hộ dân lấn chiếm đất của Bitocimex, với tổng diện tích là 67,3ha, với số tiền khoảng 1 tỉ đồng. Và sau đó, Cty ĐNL đã trồng caosu trên 67,3ha đất trên.
 
Vào năm 2006, dù biết rất rõ số đất dôi dư là 67ha so với số đất mà Cty ĐNL được chia (500ha) tại hợp đồng liên doanh với Bitocimex; thay vì phải xác minh làm rõ diện tích đất không hợp pháp này, thì Sở TNMT tỉnh Bình Phước lại... cho qua, vẫn tham mưu cho UBND tỉnh Bình Phước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích 567ha cho Cty ĐNL(?!).
 
Việc cấp giấy này là sai nghiêm trọng về thủ tục mà Luật Đất đai đã quy định, do Cty ĐNL chưa có phương án thiết kế kỹ thuật do cấp có thẩm quyền phê duyệt và chưa có bản đồ hành chính thực địa được cấp có thẩm quyền ký.
 
Trong khi đó, phần đất 67ha Cty ĐNL tự ý mua lại của dân, tự ý trồng caosu mà không hề có phương án sản xuất, nhưng không hiểu tại sao, Sở TNMT không xử lý hành vi mua bán đất trái phép của ông Thìn, mà còn cho phép đưa vào cấp sổ đỏ, hợp pháp hóa cho Cty ĐNL? Rõ ràng, với hàng loạt sai phạm  trên; lẽ ra, hai ông Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Đức Thanh - nguyên GĐ Bitocimex - phải được xử lý nghiêm minh, theo quy định luật pháp.
 
Trái lại, ông Dũng và ông Thanh chẳng những không bị xử lý, còn được bổ nhiệm những chức vụ cao hơn trong bộ máy nhà nước hiện nay(?). Với ông Trần Văn Thìn – GĐ Cty ĐNL - cũng không bị xử lý vì các hành vi hủy hoại rừng và mua bán đất trái phép, mà vẫn... vô can ngoài vòng luật pháp(?). Dư luận chờ câu trả lời từ chính quyền và các cơ quan luật pháp tỉnh Bình Phước.
Hoàng Hưng (Lao động)
Từ khóa liên quan: Bình Phước, liên doanh, phá rừng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bình Phước: Liên doanh để... phá rừng?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI