Yên Bái: Sông Hồng sắp "nuốt trôi" tỉnh lộ 166
(07:41:50 AM 20/06/2016)Lo ngại hơn, đoạn tỉnh lộ này cũng sắp bị sông Hồng "nuốt trôi" nếu cơ quan chức năng không sớm đưa ra giải pháp khắc phục sự sạt lở này.
Ảnh minh họa: TL
Ông Phan Thanh Nghị ở thôn Thịnh Lợi cho biết: Tình trạng sạt lở đất trên địa bàn đã diễn hơn một năm nay khiến khoảng 4.000 - 5.000m2 đất, trong đó đa phần là đất trồng ngô của người dân các thôn Thịnh Bình và Thịnh Lợi xã Quy Mông cùng 3 cột điện trên bị sạt lở xuống sông Hồng. Ông Nghị cho rằng, nguyên nhân xảy ra tình trạng sạt lở là do một đơn vị đang khai thác cát sỏi làm thay đổi dòng chảy của con sông nên mới xảy ra tình trạng sạt lở này.
Thực tế cho thấy, trên đoạn sông này, phía bên kia dòng sông thuộc địa phận xã Đào Thịnh huyện Trấn Yên có rất nhiều mô đất lởm chởm nhô lên, còn bên hữu ngạn là dòng nước đục ngầu chảy xiết. Cùng với đó là hai tàu cuốc thường xuyên xúc cát sỏi dưới lòng sông để sàng rửa khoáng sản. Toàn bộ số phế phẩm sau đó được xả thải trực tiếp xuống sông. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và các ngành chức năng đều cho rằng ở đoạn sông này chỉ có một đơn vị duy nhất được cấp giấy phép khai thác cát sỏi. Còn về nguyên nhân gây sạt lở thì đến nay vẫn chưa có cơ sở pháp lý để kết luận rõ ràng.
Trao đổi vấn đề trên với lãnh đạo UBND huyện Trấn Yên, ông Phạm Thế Phước - Chủ tịch UBND huyện ngay lập tức điện thoại yêu cầu Chủ tịch xã Quy Mông khẩn trương kiểm tra, rà soát tình trạng sạt lở đất sông Hồng trên địa bàn, xác định vị trí cụ thể, chiều dài, đánh giá mức độ thiệt hại cũng như tình trạng khai thác khoáng sản báo cáo UBND huyện để xem xét xử lý hoặc báo cáo lên UBND tỉnh Yên Bái cho phương án khắc phục.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.