Vũ điệu của mây trên cao nguyên Mộc Châu
(19:04:38 PM 02/01/2016)
Những ngày nắng đông, cao nguyên Mộc Châu đẹp hơn bao giờ hết với muôn hoa đua sắc. Đây cũng là thời điểm dễ thấy những biển mây bồng bềnh hòa cùng sắc nắng sớm mai, tạo thành vũ điệu tuyệt đẹp của thiên nhiên.
Để có được góc nhìn thoáng đãng bạn phải chịu khó dậy thật sớm, leo lên những đồi núi cao. Khoảnh khắc mặt trời nhô lên từ đỉnh núi, mang theo ánh dương đầu tiên của ngày mới làm bừng sắc cả cao nguyên Mộc Châu.
Khung cảnh đại dương mây bồng bềnh ngỡ như chốn tiên cảnh. Những mỏm núi chỉ kịp lộ ra khi làn mây tản xuống như sóng nước từ biển khơi.
Những sóng mây biến đổi liên tục và mỗi lúc một khác nhau khiến du khách ngỡ ngàng. Núi và mây dường như hòa quyện trong bình minh sương sớm.
Nắng lên cao cũng là lúc biển mây dâng theo, tràn vào thung lũng, ôm ấp cả những nương cải trắng rồi băng qua bao đồi chè xanh ngút.
Những ruộng cải trắng xanh nhỏ bé khuôn mình trong thảo nguyên bát ngát sương mây tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa và bình yên. Con đường đất nho nhỏ, uốn quanh vòm núi như dẫn lối về phía mặt trời.
Mây tràn vào thung lũng như nước lũ xô bờ, xóa nhòa tất cả khiến chỉ trong phút chốc, cả thảo nguyên chìm trong màn sương trắng đục.
Mặt trời lên cao dần và lại bị che khuất tạo ra những ray nắng kỳ ảo cùng làn sóng mây dày đặc. Ai đó đứng trước khung cảnh này mà ngỡ như mình đang lạc vào xứ tiên với mây trời vần vũ và miên man non núi.
Tận hưởng một sớm bồng bềnh mây gió quyện sương và vũ điệu ánh sáng chắc hẳn là một trải nghiệm khó quên. Mộc Châu thực sự ấn tượng trong sự giao thoa của thời khắc sáng tối, giữa đất và trời.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.