Về vùng quê không một... tấc đất nông nghiệp
(19:44:08 PM 09/07/2011)Nhà nông không đất
Nằm cách thành phố Thanh Hóa hơn 30 km về hướng Đông, Ngư Lộc là xã bãi ngang ven biển của huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Về Ngư Lộc trong những ngày này, chúng ta mới cảm nhận hết sự ngột ngạt khó chịu khi phải đi giữa một vùng quê với cảnh sống chen chúc.
Những con đường bê tông nhỏ luồn lách giữa những dãy nhà san sát không một bóng cây. Những người ở xa đến đây dễ lầm tưởng nơi đây như là một khu dân cư nằm giữa thành phố. Nhà ở đây có diện tích bình quân chỉ từ 8 đến dưới 30m2; nhưng có nhiều gia đình có 2 - 3 thế hệ cùng sống chúng trong những căn nhà chật hẹp.
Đơn cử như gia đình ông Nguyễn Văn Mở, thôn Bắc Thọ có 10 người trong đó ông bà, bố mẹ và 6 người con cùng ở trong một căn nhà rộng chừng 20m2; hay như gia đình anh Nguyễn Văn Tuất ở cùng thôn có 12 thành viên nhưng chỉ ở trong căn nhà rộng hơn 10m2, và còn hàng trăm gia đình cũng phải sống trong cảnh chật hẹp như thế…
Theo thống kê, xã Ngư Lộc có diện tích đất tự nhiên chỉ 0,47km2 với 3.079 hộ dân nhưng có tới hơn 18.000 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm 29,3%. Mật độ dân số ở đây vào khoảng 36.000 người/km2.
Đến Ngư Lộc, người ta không khỏi ngạc nhiên khi nơi đây vốn là một miền quê, nhưng lại không có lấy bất kỳ một m2 đất nông nghiệp nào. Toàn xã hiện có trên 8.000 lao động, trong đó có khoảng 2.000 lao động tham gia lao động sản xuất và làm những nghề liên quan đến biển.
Đến thời điểm hiện tại Ngư Lộc có khoảng 4.600 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm gần 30% dân số của xã. Những năm gần đây, chính quyền địa phương đã làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đã giảm nhiều so với trước.
Người chết sắp hết chỗ chôn
Xã Ngư Lộc có 7 thôn, trong đó thôn Bắc Thọ và thôn Chiến Thắng đông dân nhất, mỗi thôn có khoảng 5.000 nhân khẩu. Mặc dù tỷ lệ sinh con đã giảm, song quỹ đất của xã gần như không còn, từ trước đến nay nghĩa trang của xã được quy hoạch trên đất của xã Đa Lộc, song giờ đây nghĩa trang nơi đây cũng đã kín chỗ.
Ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc lo lắng: “Lâu nay chúng tôi phải nhờ đất của xã Đa Lộc để chôn cất người chết của địa phương. Giờ đây bên đó cũng đã kín chỗ, chúng tôi đã kiến nghị lên trên nhưng xem ra đây là vấn đề rất nan giải với địa phương chúng tôi”.
Điều khiến chính quyền địa phương lo lắng hiện nay nữa là tình trạng ô nhiễm môi trường. Mỗi ngày người dân nơi đây thải ra khoảng 1 - 2 tấn rác. Dân số đông, đất đai ít, nhiều gia đình chỉ mong sao có chỗ chui ra chui vào là hạnh phúc lắm chứ có ai nghĩ đến chuyện xây dựng nhà vệ sinh. Tất cả những thứ rác rưởi, hay “nỗi buồn” của người dân nơi đây đều đem ra biển “giải quyết”. Sau những cố gắng và nỗ lực của chính quyền địa phương, đến nay, toàn xã có 60 - 70 % gia đình có nhà vệ sinh.
Đi dọc bờ biển, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp tình trạng rác thải được rải suốt cả một đoạn dài. Mùi mặn mòi của biển hòa quyện với mùi hôi thối của rác khiến không khí ở đây ô nhiễm rất khó chịu.
Khổ nhất có lẽ là người già và trẻ em. Tỷ lệ người già của xã ngày càng nhiều, tình trạng trẻ em không có chỗ vui chơi giải trí phải tập trung trên đường hay ra bờ biển chơi rất nguy hiểm.
Ông Nguyễn Văn Ngữ chia sẻ: “Nhân dân địa phương sống chủ yếu dựa vào nghề biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt nhỏ lẻ vì người dân không có vốn đầu tư. Mang tiếng là xã có nhiều cái nhất, nhưng chính điều đó lại khiến chính quyền địa phương đau đầu trong các quyết sách của xã. Người dân địa phương chỉ mong có sự hỗ trợ của cấp trên để mở cho người dân những hướng đi mới”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.