Tìm hiểu hồ tử thần biến mọi sinh vật thành xác sống
(09:20:07 AM 06/11/2014)Ở phía Bắc Tanzania, gần với biên giới Kenya, có một hồ nước mặn gọi là hồ Natron, là khắc tinh của các loài sinh vật.
Trông quảng cảnh hồ này cũng rất đáng sợ, gây nhiều ý niệm khủng khiếp bởi mặt nước đỏ như máu.
Từ xưa đến nay, người dân Tanzania vẫn truyền tụng rằng hồ Natron chịu một lời nguyền khủng khiếp khiến cho những sinh vật tới gần nó đều hóa đá.
Người ta rất dễ tin lời nguyền này khi đến gần bờ hồ Natron, bởi một cảnh tượng rùng rợn bày ra trước mắt, chẳng khác nào cảnh phim kinh dị.
Trên mặt đất là những hình hài bất động mang hình thù những loài chim, dường như đã bị phép phù thủy biến thành đá. Thực tế, chúng không phải tượng đá, mà chính là xác những chú chim đã chết và bị vôi hóa.
Những loài chim hay dơi bay qua hồ, nếu chẳng may rơi xuống, hoặc dại dột sà xuống tắm táp, uống nước, coi như cuộc sống của chúng chấm dứt.
Những sinh vật xấu số đó sẽ chỉ có thêm vài phút để sống, bởi sau đó chúng sẽ vĩnh viễn rũ cánh và trút hơi tàn.
Người dân quanh đó không thể giải thích tại sao những sinh vật tội nghiệp lại mất mạng dễ dàng đến thế.
Mãi tới gần đây, các nhà khoa học mới đưa ra đáp án: Yếu tố đầu tiên là mức độ phản quang quá mạnh của hồ Natron khiến những con chim bay qua đây rất dễ bị lóa mắt và sa xuống.
Thứ hai là hàm lượng muối quá cao của hồ, đến nỗi những sinh vật qua đây chỉ cần uống một ngụm cũng khiến cơ thể không chịu đựng nổi mà chết khô.
Các nhiếp ảnh gia khi đến đây cũng có một trải nghiệm đáng sợ: nếu họ để hở các cuộn phim máy ảnh, chỉ sau chưa đầy một phút, cuộn phim đã bị khô cong.
Nước hồ ở đây lại có hàm lượng muối khoáng cực cao, dù chỉ uống một ngụm cũng đủ khiến những sinh vật bé nhỏ này chết khô.
Động vật duy nhất có thể sống ở đây là chim hồng hạc nhỏ và một số loài tảo, vi khuẩn. Còn nhìn chung, hồ Natron được cho là không thích hợp đối với sự sống.
Hồ Natron cũng là nơi khắc nghiệt với cả con ngời. Nhiệt độ ở đây khá cao, nồng độ muối lớn nên không khí vừa khô vừa nóng, khiến người đến đây nhanh chóng mất nước và mệt mỏi.
Còn tại sao nước hồ có màu đỏ đáng sợ? Đó là do một loại vi khuẩn đặc biệt mang sắc tố đỏ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.