Thủ đô New Delhi chìm trong khói bụi sau lễ hội Diwali
(18:18:04 PM 31/10/2016)(Tin Môi Trường) - Sau đêm lễ hội Diwali của người Hindu (lễ hội mùa thu hoặc lễ hội ánh sáng) với lượng lớn các loại pháo được đốt, sáng ngày 31/10, thủ đô New Delhi của Ấn Độ và các vùng ngoại ô chìm trong màn khói bụi dày đặc, che lấp cảnh quan, len lỏi vào các căn hộ và cả trong các đường hầm tàu điện ngầm.
Đường phố Delhi mù mịt do khói pháo hoa sau lễ Diwali - Ảnh: AP
Theo giới chức cơ quan Nghiên cứu và Dự báo chất lượng không khí (SAFAR), sau loạt pháo cuối cùng lúc nửa đêm, các máy đo đã ghi nhận lượng khói bụi trong không khí vượt mức kỷ lục 1.000 microgram/m3 tại RK Puram tại khu vực phía Nam thành phố, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Ông Gufran Beig, nhà khoa học hàng đầu ở SAFAR, cho biết khói bụi đã giảm dần trong đêm, nhưng tại nhiều khu vực độ dày đặc vẫn duy trì ở mức 700 microgram/m3. Ông Beig cho rằng khoảng 60-70% khói bụi do đốt pháo, và lễ hội Diwali được xem là một trong những dịp không khí ô nhiễm nhất trong năm.
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra những bệnh nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp ở người dân New Delhi. Nhà chức trách khuyến cáo người dân hạn chế tham gia những hoạt động ngoài trời.
Chất lượng không khí tại Delhi đã liên tục giảm sút những năm gần đây, là hậu quả của quá trình đô thị hoá và phát triển công nghiệp nhanh chóng. Vào mùa Đông, tình trạng càng trở nên nghiêm trọng do người dân trong thành phố và các vùng lân cận đốt lửa để sưởi ấm.
Trong nỗ lực kêu gọi chính quyền địa phương cần phải hành động, tòa án thành phố năm ngoái đã mô tả không khí tại thủ đô như "một phòng đầy khí gas".
Trước thềm một hội nghị của Liên hợp quốc về khí hậu tổ chức tại Marrakech, Maroc, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) ngày 31/10 đã công bố một báo cáo về tình trạng ô nhiễm không khí gây tác hại đối với sức khoẻ trẻ em. Theo đó, cứ 7 trẻ em trên thế giới có 1 em (tương đương 300 triệu) phải hít thở không khí ngoài trời ô nhiễm gấp 6 lần tiêu chuẩn quốc tế. Phần lớn những trẻ em này sống ở khu vực Đông Nam Á.
T. H
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
-
Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)