Theo chân “người ăn ong”
(18:25:23 PM 08/09/2011)
“Người ăn ong” lấy mật. |
Mùa lấy mật, làm tổ
Theo chân “thầy ong” Trần Thế Vinh (ở xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ), đi bộ vượt 10 km đường rừng, qua mấy quả đồi và những con dốc cao, chúng tôi đến được khu rừng có ong làm tổ. Anh Vinh đưa chúng tôi đến một khe suối - nơi tập trung nhiều loài ong hút nước - chỉ cho tôi cách phân biệt các loài ong rừng làm mật.
Sau nửa giờ quan sát, “thầy ong” Vinh cho biết: “Vùng rừng này chưa có “người ăn ong”, hiện có ít nhất 2 tổ ong ruồi, 1 tổ ong mật và 1 tổ. ong lỗ”. Thấy tôi ngạc nhiên với phán đoán nhanh, anh Vinh giải thích: “Đàn ong một tổ chia làm hai nhóm. Nhóm ong thợ chuyên lo xây tổ, ngăn kho, vận chuyển nước, mật, hoa, giữ độ ẩm cho tổ. ong ruồi hút mật trong phạm vi bán kính 1,5-2 km so với tổ. Ong mật, ong lỗ lấy mật rộng hơn, có thể lên đến 5 km2. Đám ong thợ của các loài ong làm mật chia làm hai nhóm. Một nhóm chuyển vận mật và một nhóm chuyển vận nước. Đường bay ong chuyển vận mật theo quy luật ngang - vòng - xoắn vút. Điểm lên - xuống tổ bao giờ cũng theo chiều thẳng đứng, tăng tốc, biến thiên. Khoảng cách lên - xuống của ong rất đều, không trùng lặp. Đường bay ong chuyển vận nước giống đường bay ong chuyển vận mật nhưng ngắn hơn vì tổ ong thường đóng gần hố nước. Tại hố nước lúc này có hai đường bay, hai điểm mất hút của ong ruồi, một đường bay ong mật và một đường bay ong lỗ... Mình quen rồi, ít khi đoán sai!”. Thì ra, anh Vinh đã theo dõi đường bay của ong từ lúc mới đến.
Theo lời anh Vinh kể, ong ruồi sống thành đàn 2.000-3.000 con ở các trảng rừng thấp, hút - trữ mật chỉ riêng một loại hoa, làm tổ từ tháng ba đến tháng tám âm lịch. Tổ ong ruồi to nhất bằng vành nón lá, trữ 1-1,5 lít mật. Tổ nhỏ bằng miệng tô, chứa 0,5 lít mật. Ong mật sống thành đàn từ hai vạn đến mười vạn con, tập trung ở các mảng rừng yên tĩnh, hút - trữ chung mật của nhiều loại hoa. Mùa ong mật từ tháng giêng đến tháng tám âm lịch. Tổ ong mật to nhất dài 1,6-1,8 m, rộng 1,2-1,5 m, trữ khoảng 8-10 lít mật. Tổ nhỏ nhất bằng tổ lớn ong ruồi. Ong mật rất hung dữ. Đàn ong lỗ có từ 3.000-5.000 con, làm tổ trong đất hoặc bọng cây. Tổ có cấu trúc nhiều dề. Tổ lớn 5-6 dề, chứa 2-3 lít mật; tổ nhỏ 3-4 dề, trữ 1-2 lít.
Học cách vắt mật ong. |
Chắp nối những đường ong
“Thầy ong” nhớ kỹ các điểm ong mất hút bằng việc đánh dấu trong đầu các vật chứng thẳng góc dưới rừng. Rời hố nước lúc mặt trời cao độ gang tay, anh Vinh dẫn tôi cắt rừng đến điểm ong mất hút. Tại vị trí này, anh chọn hướng quan sát cùng hướng với hướng mặt trời, đứng che tay ngang mày ngăn vùng ánh sáng, khoanh vùng không gian, tập trung thị lực dò tìm. Tại đây, theo anh Vinh, nếu còn thấy dáng ong vút lên là đã nối lại được đường bay, còn không thấy là lạc lối. anh luôn kiên trì, tiếp tục dời vị trí dò tìm, đến khi nào thấy được điểm mất hút cũ mới dừng. Khi điểm mất hút trên không đã được xác định, các “thầy ong” nằm ngửa dưới đất nhìn lên. Quả không sai, vài giây sau con ong vút lên mây, lại có con ong rớt xuống, rất nhanh. Chúng lên - xuống theo một đường, không nhặt, không thưa, đều giăng như lập trình. Điểm chạm rừng của ong rớt xuống cũng chính là nơi có tổ.
Tổ ong đầu tiên được phát hiện đóng giữa lùm gai là tổ ong mật to bằng miệng thúng. anh cẩn thận dùng rựa rạch một đường nhỏ ở lùm gai chui vào. Tôi bám sát “thầy ong”. Tiếp cận được tổ, anh nhẹ nhàng mở túi lấy túm cỏ khô, bó thành trái khói to bằng nắm tay, chuyển sang ngồi mặt sau tổ ong, châm khói. Ong rùng mình chớp cánh như sóng dâng sắp vỡ. Khói được thổi nhè nhẹ bay vào tổ, ong vù vù lay chuyển. Có con hung hăng rời tổ, dáo dác tìm nguyên nhân; có con cắm thẳng vào “thầy ong” vì mất hướng. Khói càng lúc càng mạnh, ong bấu vào nhau, cuộn tròn, rớt phạch, vỡ òa. Ong lên xuống, quần đảo vèo vèo, xào xào như vãi cát. Một lúc sau, ong chúa rời tổ, cả đàn ong lập tức kéo theo. Tổ sạch ong, ké mật vàng hươm, căng mọng phơi mình. “Thầy ong” rút thanh tre mỏng, sắc trong túi, cắt 2/3 ké mật, cho vào thau, lùi xa tổ ong.
Lấy xong tổ, “thầy ong” dắt tôi đến vị trí ong mất hút thứ hai, tiếp tục dò tìm đường bay. Lấy xong tổ ong thứ hai, thứ ba, thứ tư cũng là lúc trời đứng bóng. Nắng như đổ lửa. Cả người “thầy ong” ướt sũng mồ hôi. Có một tổ ong đóng chót vót trên ngọn cây, kiến nhọt bò chằng chịt, anh phải cõng trên lưng chiếc rựa, trái khói, vật dụng đựng mật, một tay vừa trèo, một tay vừa phủi kiến. Lại có tổ đóng chênh vênh trên cành cây giữa thác đá, anh phải kết thang, cõng đồ leo lên.
Nghỉ trưa tại một hố nước mát rượi, vừa ăn cơm vắt vừa kể chuyện, “thầy ong” Vinh tiết lộ với tôi về “đạo ong” rằng: “Người ăn ong” không được đánh khói vào mặt trước tổ vì mặt này có ong chúa. Ong chúa chết, đàn ong tan rã. Không được dùng rựa, dao cắt mật ong vì mùi kim loại làm ong bỏ tổ. Không được dùng lửa đốt ong mà chỉ dùng khói xua ong. Lấy mật phải để lại 1/3 để nuôi sống ấu trùng trong thời gian ong mẹ làm mật mới.
Nghỉ chân với miếng sáp mật ong rừng. |
Vui buồn nghiệp “ăn ong”
“Người ăn ong” đa số là nông dân, chia làm hai nhóm. Nhóm “ăn” đều suốt mùa là chuyên nghiệp và nhóm chỉ “ăn” lúc nông nhàn là nghiệp dư. Nhóm chuyên nghiệp tập trung những người nhiều kinh nghiệm “ăn ong”, có người biết “ăn ong” từ năm mười tuổi, đến nay có trên ba mươi năm theo nghiệp như anh Vinh. Có người, nhà có ba thế hệ “ăn ong” như gia đình anh Nguyễn Văn Thủy (xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ). họ “ăn ong” và rất coi trọng nguyên tắc nghề nghiệp: giữ môi trường sống cho ong. Nhóm nghiệp dư là những người ít kinh nghiệm, họ biết “đạo ong” và những điều kiêng nhưng đôi lúc bất chấp.
Gặp nhau trên đỉnh đèo Bằng Lăng - nơi giao nhau giữa hai huyện Phù Mỹ và Hoài Ân - “thầy ong” Năm Trị (xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân) cho biết: “Nhiều lúc theo ong, vấp cây, trượt đá ngã lộn nhào, mặt mày sưng húp. Có lúc trèo lên tới tổ ong, chuẩn bị châm khói, cây gãy, người rơi, ong phủ lên người đốt. Người chạy trốn đến đâu ong cũng đeo bám đến đó. Một số người phải nhập viện vì bị chúng đốt. Có người đang lấy mật ong, gấu ngựa đến, phải bỏ của chạy thoát thân”.
Giá mật ong hiện nay tương đối cao. Ong mật, ong lỗ có giá 200 ngàn đồng/lít, ong ruồi: 500 ngàn đồng/ lít. Ong ruồi mua nguyên tổ, vắt tại chỗ 600 ngàn đồng/lít. Của ở trên rừng, ong đi trên mây, không ai dám chắc ngày “ăn ong” được hay không! Có người được mật liên tục năm, sáu ngày liền. Có người đi rạc móng không tìm ra giọt mật. Có người ngày được, ngày không. Những người liên tục về không, hầu hết là những người không chuyên. Riêng “thầy ong” Nguyễn Đức Tâm (xã Mỹ Trinh), Bốn Quang (xã Mỹ Hiệp), Hai Trường (xã Mỹ Phong) có ngày lấy được 8-10 lít mật, cả mùa lấy 60-80 lít.
Được mật, được giá, giá ổn định là niềm vui của “người ăn ong”. Vui là vậy nhưng buồn, lo cũng không ít. “Thầy ong” Vinh tâm sự: “Mật ong rừng có hạn, giá mật tương đối ổn định, “người ăn ong” không chuyên vào rừng với số lượng ngày một nhiều, nguy cơ cháy rừng sẽ tăng cao. Để có mật ong cung cấp đủ cho thị trường, nhiều người đã pha trộn mật ong rừng với mật ong nuôi hoặc mật đường, làm nảy sinh cách mua bán mới “mua nguyên tổ, vắt tại chỗ”. Từ cách mua này, nhiều “người ăn ong” không chuyên bất chấp “đạo ong” cắt cả tổ mang về bán, làm cho nguồn ong vơi dần. Nay còn xuất hiện nghề nuôi ong đồng di động. người nuôi ong di chuyển đàn ong bằng xe tải, từ đồng này đến đồng khác. Đồng nào có ong nuôi đi qua đều để lại hậu quả lúa lép”...
Những “người ăn ong” chuyên nghiệp luôn giữ cho mình một nguyên tắc nghề nghiệp: Giữ cho mùa sau. Nhưng nơi những cánh rừng bạt ngàn, hàng trăm “người ăn ong”, biết ai là “thầy ong”?
Theo Bùi Tấn Phước ( Binh Đinh Online)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.