Thanh Hóa:Hổ “sống chung” với hàng trăm hộ dân
(21:03:00 PM 13/04/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Có một đàn hổ được nuôi trái phép ở xã Xuân Tín từ năm 2006 đến nay, nhưng Hạt kiểm lâm huyện Thọ Xuân vẫn mặc nhiên để nó tồn tại. Không biết bao giờ Chi cục kiểm lâm và UBND tỉnh Thanh Hóa mới “giải quyết” cho đàn hổ này trở về rừng?
>> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk >> Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa >> Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai >> Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
Ông Nguyễn Mậu Oai (ở thôn 27, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân) năm nay 85 tuổi rồi mà chân tay còn săn chắc, da dẻ vẫn hồng hào. Bên hương vị của ấm trà dưới căn nhà sàn làm bằng gỗ quý hiếm, ông Oai thủng thỉnh kể về sự tích bầy hổ hoang dã quý hiếm mà gia đình ông đang sở hữu.
Năm 2011, đàn hổ 14 con to lừng lững nhốt sau căn nhà sàn, hôm chúng tôi đến thăm mắt chúng nó xanh lè, ngửi thấy mùi lạ, đàn hổ thi nhau nhảy rồ lên, trông con nào cũng rất dữ tợn.
“Có đêm, chúng đói ăn sinh ra cấu xé, gầm rú ầm ĩ, khiến nhiều người hàng xóm trong thôn 27 thức giấc, lo sợ”, một người hàng xóm nhà ông Oai nói. Hàng ngày, họ đồn tán rất nhiều chuyện về đàn hổ hoang dã được nuôi nhốt trong gia đình ông Oai…
Có người nhầm tưởng chúng tôi là dân doanh nghiệp ở Khu kinh tế Nghi Sơn, nhiều tiền, đến Xuân Tín tìm mua cao hổ cốt, mách nhỏ: “Các bác ra Hà Nội tìm thằng con trai ông Oai là Nguyễn Mậu Chiến đang công tác ở Công ty Hóa dược Việt Nam, trú ở 68 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân – Hà Nội, mọi việc về hổ… nó mới quyết được tuốt!”.
Người này còn bảo: “Muốn mua hổ ra khỏi xã Xuân Tín này thì thành phần ghi trong giấy tờ phải có ít nhất là bốn thành phần gồm công an, kiểm lâm, quản lý thị trường và thuế vụ; như vậy dù có bị kẻ xấu báo hại cũng không bị bưng mất nồi cao hổ cốt khi nó đang sôi xình xịch…”.
Cái làng bé nhỏ mà gia đình ông Oai đang cư ngụ bên dòng sông Chu chảy qua xã Xuân Tín có một bộ phận hộ gia đình nông dân biết nghề truyền thống rất cổ truyền. Đó là nấu cao tất cả các loại xương động vật, nhưng điển hình nhất vẫn là xương trâu, bò, chó,… và xương lợn.
Cho nên, các hộ dân ở đây bảo: “Nhờ trại hổ nhà ông Oai mà thương hiệu “cao trâu Xuân Tín” mới ẩn dạng tung hoành khắp xứ, mọi nơi”. Cũng nhờ “danh tiếng đàn hổ” này, nên doanh nhân, nhà báo và nhiều du khách về thăm Lam Kinh, hiếu kỳ tranh thủ ghé về Xuân Tín thăm thú đàn hổ nhà ông Oai nhiều hơn.
Mấy năm nay, năm nào tôi cũng dành thời gian rảnh về thăm và chụp ảnh đàn hổ nhà ông Nguyễn Mậu Oai. Lật lại sổ ghi chép và xem lại ảnh mới thấy lạ. Năm 2007, trong trại hổ nhà ông Oai có 10 con. Cuối năm 2008, đàn hổ nhà ông Oai chết đột ngột 3 con, lý do bị bệnh. Có người nói với giọng “tỉa tót” rằng: “Hổ nhà ông Oai đột tử vì lây bệnh H5N1”.
Năm 2009, chúng tôi đến thăm vẫn thấy nhốt 10 con. Năm 2010, chúng tôi đến thăm lại thấy trong trại chỉ có 7 con. Hàng xóm nhà ông Oai lại bảo: “3 con hổ chết vì lây bệnh tai xanh của lợn!”. Đầu hè 2011, chúng tôi về thăm đếm được trong trại hổ nhà ông Oai có 14 con.
Số lượng đàn hổ ở xã Xuân Tín biến động tăng – giảm không ai kiểm soát được, chắc chỉ gia đình ông Nguyễn Mậu Oai là biết rõ việc tăng – giảm cơ học thất thường này. Tuy vậy, cũng cần làm rõ đàn hổ này có nguồn gốc, xuất xứ từ địa phương, châu lục nào?
Theo ông Oai, năm 2006, số hổ này được con trai là Nguyễn Mậu Chiến đang công tác ở Công ty cổ phần Hóa dược Việt Nam, mua của một người dân tộc ở xã Na Mèo, huyện vùng cao Quan Sơn, khi hổ mới nặng từ 3 – 6 kg/con. Nó phàm ăn và chóng lớn lắm. Đến nay, con to chừng 3 tạ, con nhỏ khoảng 2,5 tạ.
Hàng ngày, con ông ở Hà Nội cho người đi thu mua hàng tạ cổ, cánh gà công nghiệp ở một số lò mổ, rồi đóng gói gửi cho ô tô khách tuyến Giáp Bát – Trại 5 mang về làm thức ăn cho đàn hổ, rất tốn kém.
- Hổ to rồi, có con nào đẻ chưa? – Đồng nghiệp đi cùng tôi hỏi.
- Không thấy đẻ! – Ông Oai đáp.
- Có mấy con đực, mấy cái?
- Các chú nhảy vào chuồng mà xem!!! – ông Oai đảo mắt nhìn tôi rồi thủng thỉnh nói.
Trước cách khai thác thông tin “hơi xóc” của bạn tôi, ông Oai không vừa lòng. Tuy nhiên, tôi vẫn cởi mở nói với ông Oai rằng, hổ là động vật quý hiếm thuộc nhóm 1B, Nhà nước cấm săn bắt, buôn bán, tiêu thụ. Việc nuôi nhốt hổ phải được sự cấp phép của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa?
Ông Oai nói: “Tết vừa rồi (tức Tết Nhâm thìn 2012), thằng Chiến nó về, nó có đến Chủ tịch tỉnh xin phép bằng mồm rồi. Nhà báo muốn biết rõ thì đi tìm thằng Chiến mà hỏi. Bây giờ, nó bàn giao 14 con hổ cho anh rể nó nuôi nhốt tại trang trại ở cồn Tàu Voi rồi. Năm nay, tôi già và mệt mỏi lắm không trông coi đàn hổ này được nữa, nhiều chuyện rắc rối cứ đến với thân già này…”.
Ông Nguyễn Văn Tư hiện đang là cán bộ chính sách xã Xuân Tín và là con rể ông Oai. Năm 2008, ông Mai Văn Ninh (lúc đó là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa) có Quyết định số 1505/QĐ-UBND, xử phạt vi phạm hành chính ông Nguyễn Văn Tư 30 triệu đồng, vì nuôi 5 cá thể hổ trái phép.
Trước đó, ông Mai Văn Ninh cũng đã ra Quyết định 2320/QĐ-UBND, xử phạt vi phạm hành chính ông Nguyễn Mậu Chiến (em rể ông Tư) cùng mức phạt là 30 triệu đồng, vì nuôi nhốt 10 cá thể hổ trái phép.
Theo hai quyết định xử phạt hành chính trên, loài hổ gồm 15 con ban đầu mà ông Nguyễn Văn Tư và ông Nguyễn Mậu Chiến nuôi trái phép là động vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm IB, có tên khoa học là Panthera Tigris.
Hai quyết định xử phạt này còn có nội dung: “Nghiêm cấm giết mổ, mua bán, kinh doanh vì mục đích thương mại, không được tự ý di chuyển hoặc mua thêm hổ để nuôi. Nếu vi phạm các nội dung này hoặc làm thất thoát hổ nói trên đều phải xử lý nghiêm theo pháp luật”.
Riêng đối với ông Nguyễn Mậu Chiến, quyết định xử phạt còn có nội dung: “… lập phương án nuôi nhốt 10 cá thể hổ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên nguyên tắc nuôi nhốt phải đảm bảo điều kiện an toàn cho người nuôi và nhân dân trong vùng, an toàn dịch bệnh đối với vật nuôi,…”.
Như vậy, việc cấp phép và giám sát sự biến động tăng - giảm số lượng cá thể đàn hổ nhà ông Nguyễn Mậu Chiến và ông Nguyễn Văn Tư ở xã Xuân Tín từ năm 2006 đến nay, các cơ quan quản lý nhà nước về động vật hoang dã quý hiếm ở Thanh Hóa liệu có bị buông lỏng?
Năm 2011, đàn hổ 14 con to lừng lững nhốt sau căn nhà sàn, hôm chúng tôi đến thăm mắt chúng nó xanh lè, ngửi thấy mùi lạ, đàn hổ thi nhau nhảy rồ lên, trông con nào cũng rất dữ tợn.
Những con hổ trong chuồng nhà ông Oai |
“Có đêm, chúng đói ăn sinh ra cấu xé, gầm rú ầm ĩ, khiến nhiều người hàng xóm trong thôn 27 thức giấc, lo sợ”, một người hàng xóm nhà ông Oai nói. Hàng ngày, họ đồn tán rất nhiều chuyện về đàn hổ hoang dã được nuôi nhốt trong gia đình ông Oai…
Có người nhầm tưởng chúng tôi là dân doanh nghiệp ở Khu kinh tế Nghi Sơn, nhiều tiền, đến Xuân Tín tìm mua cao hổ cốt, mách nhỏ: “Các bác ra Hà Nội tìm thằng con trai ông Oai là Nguyễn Mậu Chiến đang công tác ở Công ty Hóa dược Việt Nam, trú ở 68 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân – Hà Nội, mọi việc về hổ… nó mới quyết được tuốt!”.
Người này còn bảo: “Muốn mua hổ ra khỏi xã Xuân Tín này thì thành phần ghi trong giấy tờ phải có ít nhất là bốn thành phần gồm công an, kiểm lâm, quản lý thị trường và thuế vụ; như vậy dù có bị kẻ xấu báo hại cũng không bị bưng mất nồi cao hổ cốt khi nó đang sôi xình xịch…”.
Cái làng bé nhỏ mà gia đình ông Oai đang cư ngụ bên dòng sông Chu chảy qua xã Xuân Tín có một bộ phận hộ gia đình nông dân biết nghề truyền thống rất cổ truyền. Đó là nấu cao tất cả các loại xương động vật, nhưng điển hình nhất vẫn là xương trâu, bò, chó,… và xương lợn.
Cho nên, các hộ dân ở đây bảo: “Nhờ trại hổ nhà ông Oai mà thương hiệu “cao trâu Xuân Tín” mới ẩn dạng tung hoành khắp xứ, mọi nơi”. Cũng nhờ “danh tiếng đàn hổ” này, nên doanh nhân, nhà báo và nhiều du khách về thăm Lam Kinh, hiếu kỳ tranh thủ ghé về Xuân Tín thăm thú đàn hổ nhà ông Oai nhiều hơn.
Mấy năm nay, năm nào tôi cũng dành thời gian rảnh về thăm và chụp ảnh đàn hổ nhà ông Nguyễn Mậu Oai. Lật lại sổ ghi chép và xem lại ảnh mới thấy lạ. Năm 2007, trong trại hổ nhà ông Oai có 10 con. Cuối năm 2008, đàn hổ nhà ông Oai chết đột ngột 3 con, lý do bị bệnh. Có người nói với giọng “tỉa tót” rằng: “Hổ nhà ông Oai đột tử vì lây bệnh H5N1”.
Hổ được nuôi giữa hàng trăm hộ dân |
Năm 2009, chúng tôi đến thăm vẫn thấy nhốt 10 con. Năm 2010, chúng tôi đến thăm lại thấy trong trại chỉ có 7 con. Hàng xóm nhà ông Oai lại bảo: “3 con hổ chết vì lây bệnh tai xanh của lợn!”. Đầu hè 2011, chúng tôi về thăm đếm được trong trại hổ nhà ông Oai có 14 con.
Số lượng đàn hổ ở xã Xuân Tín biến động tăng – giảm không ai kiểm soát được, chắc chỉ gia đình ông Nguyễn Mậu Oai là biết rõ việc tăng – giảm cơ học thất thường này. Tuy vậy, cũng cần làm rõ đàn hổ này có nguồn gốc, xuất xứ từ địa phương, châu lục nào?
Theo ông Oai, năm 2006, số hổ này được con trai là Nguyễn Mậu Chiến đang công tác ở Công ty cổ phần Hóa dược Việt Nam, mua của một người dân tộc ở xã Na Mèo, huyện vùng cao Quan Sơn, khi hổ mới nặng từ 3 – 6 kg/con. Nó phàm ăn và chóng lớn lắm. Đến nay, con to chừng 3 tạ, con nhỏ khoảng 2,5 tạ.
Hàng ngày, con ông ở Hà Nội cho người đi thu mua hàng tạ cổ, cánh gà công nghiệp ở một số lò mổ, rồi đóng gói gửi cho ô tô khách tuyến Giáp Bát – Trại 5 mang về làm thức ăn cho đàn hổ, rất tốn kém.
- Hổ to rồi, có con nào đẻ chưa? – Đồng nghiệp đi cùng tôi hỏi.
- Không thấy đẻ! – Ông Oai đáp.
- Có mấy con đực, mấy cái?
- Các chú nhảy vào chuồng mà xem!!! – ông Oai đảo mắt nhìn tôi rồi thủng thỉnh nói.
Trước cách khai thác thông tin “hơi xóc” của bạn tôi, ông Oai không vừa lòng. Tuy nhiên, tôi vẫn cởi mở nói với ông Oai rằng, hổ là động vật quý hiếm thuộc nhóm 1B, Nhà nước cấm săn bắt, buôn bán, tiêu thụ. Việc nuôi nhốt hổ phải được sự cấp phép của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa?
Ông Oai nói: “Tết vừa rồi (tức Tết Nhâm thìn 2012), thằng Chiến nó về, nó có đến Chủ tịch tỉnh xin phép bằng mồm rồi. Nhà báo muốn biết rõ thì đi tìm thằng Chiến mà hỏi. Bây giờ, nó bàn giao 14 con hổ cho anh rể nó nuôi nhốt tại trang trại ở cồn Tàu Voi rồi. Năm nay, tôi già và mệt mỏi lắm không trông coi đàn hổ này được nữa, nhiều chuyện rắc rối cứ đến với thân già này…”.
Ông Nguyễn Văn Tư hiện đang là cán bộ chính sách xã Xuân Tín và là con rể ông Oai. Năm 2008, ông Mai Văn Ninh (lúc đó là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa) có Quyết định số 1505/QĐ-UBND, xử phạt vi phạm hành chính ông Nguyễn Văn Tư 30 triệu đồng, vì nuôi 5 cá thể hổ trái phép.
Trước đó, ông Mai Văn Ninh cũng đã ra Quyết định 2320/QĐ-UBND, xử phạt vi phạm hành chính ông Nguyễn Mậu Chiến (em rể ông Tư) cùng mức phạt là 30 triệu đồng, vì nuôi nhốt 10 cá thể hổ trái phép.
Theo hai quyết định xử phạt hành chính trên, loài hổ gồm 15 con ban đầu mà ông Nguyễn Văn Tư và ông Nguyễn Mậu Chiến nuôi trái phép là động vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm IB, có tên khoa học là Panthera Tigris.
Hai quyết định xử phạt này còn có nội dung: “Nghiêm cấm giết mổ, mua bán, kinh doanh vì mục đích thương mại, không được tự ý di chuyển hoặc mua thêm hổ để nuôi. Nếu vi phạm các nội dung này hoặc làm thất thoát hổ nói trên đều phải xử lý nghiêm theo pháp luật”.
Riêng đối với ông Nguyễn Mậu Chiến, quyết định xử phạt còn có nội dung: “… lập phương án nuôi nhốt 10 cá thể hổ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên nguyên tắc nuôi nhốt phải đảm bảo điều kiện an toàn cho người nuôi và nhân dân trong vùng, an toàn dịch bệnh đối với vật nuôi,…”.
Như vậy, việc cấp phép và giám sát sự biến động tăng - giảm số lượng cá thể đàn hổ nhà ông Nguyễn Mậu Chiến và ông Nguyễn Văn Tư ở xã Xuân Tín từ năm 2006 đến nay, các cơ quan quản lý nhà nước về động vật hoang dã quý hiếm ở Thanh Hóa liệu có bị buông lỏng?
Lê Trọng Hùng - PLVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.