Tám khu rừng thần tiên nổi trên mặt nước
(08:27:03 AM 04/11/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Hồ Noong của Hà Giang nước ta xứng đáng là một trong những khu rừng 'thần tiên' ấy.
>> Ngỡ ngàng vẻ đẹp mê hoặc ở “chốn thần tiên” trong di sản Tràng An >> Loài cây "Trở về từ cõi chết" >> “Cô bé quàng khăn đỏ” bất ngờ gặp “Alice ở xứ sở thần tiên” trên đỉnh Bà Nà >> Ngôi làng thần tiên bỗng trở thành “nhà vệ sinh khổng lồ ngoài trời” >> An Giang: Núi Cô Tô được "nạo" sâu 30m so với mặt nước biển
1. Kaindy, Cộng hòa Kazakhstan
Kaindy là một hồ nước dài 400 mét, sâu gần 30 mét nằm cách thành phố Almaty 129 km và cao 2.000 mét so với mực nước biển. Nó được tạo ra bằng kết quả của một sạt lở đất đá vôi khổng lồ. Khu vực hồ này có nhiều danh lam thắng cảnh và một trong số đó là khu rừng ngập mặn nổi trên mặt hồ Kaindy.
2. Bezid, Romania
Hồ Bezid nằm trong khu vực Transylvania, Romania là kết quả sau khi toàn bộ ngôi làng của Bezid bị ngập lụt, để lại những ngôi nhà ở dưới đáy hồ. Hiện nay tháp nhà thờ và cây cối vẫn có thể được nhìn thấy lờ mờ trên mặt hồ. Rất may là nhờ một con đập được xây dựng khoảng 25 năm trước đây để ngăn chặn lũ lụt thường xuyên xảy ra ở đây nên khi lũ đến, toàn bộ dân cư của ngôi làng đã nhanh chóng chuyển đi.
3. Periyar, Ấn Độ
Hồ Periyar ở bang Kerala của Ấn Độ là một nghĩa trang trũng có diện tích 55 km² với những thân cây chết khô độc đáo. Trước đây, người ta thường nói hồ Periyar là một khu rừng sống sinh động, nhưng những thân cây chết chóc hiện tại là minh chứng hùng hồn nhất cho sự hủy hoại môi trường sống của con người.
4. Udawalawe Reservoir, Sri Lanka
Cũng giống như hồ Periyar, khu rừng ngập mặn ở hồ Udawalawe được biết đến là một trong những khu rừng nổi trên mặt nước có cảnh quan hấp dẫn và độc đáo.
5. Volta, Ghana
Khu rừng chết nổi trên hồ Volta, Ghana có diện tích bề mặt lớn nhất trong các khu rừng nổi trên trái đất. Hồ được hình thành bởi đập thủy điện Akosomba, cung cấp nhiều năng lượng cho địa phương và toàn quốc gia. Hoàn thành vào năm 1965, hồ Volta đã khiến 78.000 người buộc phải di dời đến nơi ở mới, 200.000 động vật phải di chuyển và khoảng 120 tòa nhà và vô số ngôi nhà nhỏ đã bị phá hủy.
6. Caddo, Texas, Mỹ
Khu rừng ngập mặn trên hồ Caddo rộng 103 km là vùng đất ngập nước nằm ở biên giới giữa Texas và Louisiana, Hoa Kỳ. Khác với những vùng hồ chết chóc nổi trên mặt nước, Caddo thu hút cực nhiều khách du lịch đến tham quan bởi những tán cây khổng lồ tuyệt đẹp rủ trên mặt nước, khiến cả vùng hồ mang một vẻ đẹp thần tiên hiếm có.
7. Kampong Pluk, Cam-pu-chia
Khu rừng nổi ở Kampong Pluk là môi trường sống cực kỳ phong phú và là quê hương của nhiều loại động vật hoang dã. Nơi đây cũng thu hút nhiều nhà khoa học đến tìm hiểu và khám phá cuộc sống đa dạng của sinh vật đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
8. Hồ Noong, Việt Nam
Không cần đi đâu xa cả, ở ngay nước ta cũng có một khu rừng nổi tuyệt đẹp ở Hồ Noong, Hà Giang. Hồ Noong cách thị xã Hà Giang chừng 17 km, được ví như con mắt của rừng, với diện tích mặt nước rộng khoảng 20 ha, nằm giữa cánh rừng nguyên sinh rộng gần 100 ha bao quanh khiến cho hồ Noong có cảnh sắc hoang sơ kỳ thú.
Theo Ione.net
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.