»

Thứ ba, 21/01/2025, 00:48:48 AM (GMT+7)

Sống nguy hiểm trong vùng đất tử thần Tin ảnh

(06:51:35 AM 06/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Người dân ở thị trấn Rabaul ở Papua New Guinea vẫn nỗ lực xây dựng cuộc sống dưới chân 3 núi lửa dù chúng có thể phun trào bất cứ lúc nào. Thị trấn Rabaul tưởng chừng không còn sự sống sau khi ba ngọn núi lửa lớn là Tavurvur, Vulcan và Rabalankaia đồng loạt phun trào mạnh cách đây 20 năm. Nhờ hệ thống cảnh báo sớm hoạt động hiệu quả nên rất ít người thiệt mạng trong lần núi lửa phun trào khi xưa.


Nhiều người nghĩ thị trấn Rabaul ở Papua New Guinea sẽ thành vùng đất chết sau khi ba ngọn núi lửa lớn là Tavurvur, Vulcan và Rabalankaia đồng loạt phun trào mạnh cách đây 20 năm. Nhờ hệ thống cảnh báo sớm hoạt động hiệu quả nên rất ít người thiệt mạng trong thảm họa đó.

Một người đàn ông đang tìm trứng chim Megapode trong lớp dung nham dưới chân núi lửa Tavurvur. Trứng chim là nguồn thực phẩm chính của những người ở lại Rabaul.


Rabaul, nơi từng thu hút rất đông khách du lịch, đang chìm trong lớp tro bụi và dung nham dày đặc. Hàng ngàn gia đình đã rời khỏi thị trấn và rất ít người ở lại.


Những người không muốn sơ tán khỏi quê hương đã xây dựng những căn nhà tạm để sống qua ngày, bất chấp việc núi lửa có thể tiếp tục phun trào và nguy cơ mắc các bệnh hô hấp nghiêm trọng.

Các đợt hoạt động mạnh của ba ngọn núi lửa đã thay đổi đáng kể cảnh quan của thị trấn Rabaul.

Khi trời mưa, những giọt nước quện lớp tro bụi thành từng mảng nặng và rớt xuống dưới. "Khoảng 80% ngôi nhà xây tạm trong vùng không thể chịu nổi sức nặng và đổ sập", một nhiếp ảnh gia người Pháp nói.

Một khách sạn dưới chân núi lửa. Nó từng đón khách cho đến khi hư hại nghiêm trọng vì một trận hỏa hoạn năm 1984. Khách sạn tái hoạt động vào năm 2005 và tất cả các phòng đều có hướng nhìn ra núi lửa. "Nhưng hầu như bạn chẳng thấy gì vì gió thổi tro, bụi về hướng khách sạn", một du khách nói.


Phần lớn người dân ở Rabaul phải đeo khẩu trang khi ra đường để ngăn bụi, thứ có thể gây hen suyễn hoặc viêm phế quản mãn tính.

Ông Jewakauckes, cựu phó thị trưởng thị trấn Rabaul, cho biết nơi đây giống như một vùng đất chết. Sân bay chính đang nằm dưới tro với độ dày 3 mét vì nó nằm ngay dưới chân núi lửa

.
Người dân dảo Matapit quan sát núi lửa Tavurvur phun trào, giải phóng một lượng lớn tro bụi vào bầu trời phía trên thị trấn Rabaul. Ảnh: AFP

BT/Tinmoitruong (tổng hợp) - Ảnh: Eric Lafforgue/Caters
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sống nguy hiểm trong vùng đất tử thần

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI