Sốc với hình ảnh săn cá voi đẫm máu của người Nhật
(10:55:58 AM 20/12/2014)
Từ nhiều năm nay, Nhật Bản vẫn một mực theo đuổi việc đánh bắt cá voi, hoạt động bị các nhà bảo tồn chỉ trích gay gắt. Tokyo tuyên bố họ đánh bắt cá voi nhằm mục đích nghiên cứu khoa học nhưng người ta có nhiều bằng chứng cho thấy hạm đội tàu đánh bắt của nhật Nhật sát hại cá voi và sử dụng chúng phục vụ mục đích thương mại, cụ thể là lấy thịt và mỡ. Ảnh: AFP
Nhằm vạch rõ các hoạt động phi pháp của Tokyo, Hiệp hội Bảo tồn Sinh vật biển Shepherd của Australia đã theo sát các tàu nghiên cứu của Nhật nhằm ngăn cản và ghi lại hình ảnh thảm sát cá voi ở vùng biển quốc tế, thuộc khu vực bảo tồn cá voi. Ảnh: AP
Tàu săn cá voi của Nhật Bản được trang bị hệ thống vòi rồng công suất lớn. Chúng thường được dùng để tấn công các tàu tới truy cản hoạt động săn bắt cá voi. Ảnh: AP
Súng phóng lao, loại vũ khí nguy hiểm trên các tàu săn cá voi của Nhật. Khi phát hiện con mồi, các thủy thủ trên tàu sẽ bắn thẳng mũi lao bằng kim loại vào con mồi. Dây thừng buộc vào thành tàu khiến những con cá khổng lồ bị giữ chặt. Người ta sẽ nhanh chóng kéo chúng lên khỏi mặt nước. Ảnh: AP
Một con cá voi xám bị bắn trúng. Nó sẽ nhanh chóng kiệt sức và chết trước khi bị kéo lên tàu. Ảnh: AP
Ở một số tàu săn cá voi, người ta kéo chúng lên bằng hệ thống cửa ở phía đuôi. Một phần thân tàu được thiết kế như những chiếc cầu trượt giúp kéo những con cá khổng lồ lên boong. Ảnh: AP
Ở một số tàu khác, người ta dùng lưới và cần cẩu để đưa những con cá khổng lồ lên tàu. Ảnh: AP
Những con cá bị giết hại nằm trên boong của các tàu có chữ “nghiên cứu”. Chính phủ Nhật Bản luôn khẳng định hoạt động đánh bắt của họ hoàn toàn phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Ảnh: AP
Tuy nhiên, trực thăng từ Hiệp hội Bảo tồn Sinh vật biển Shepherd ghi lại hình ảnh xẻ thịt cá voi ngay trên boong tàu. Ở Nhật Bản, thịt cá voi là loại thực phẩm rất được ưa chuộng. Ảnh: AP
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.