Số phận bi thương của những người khai thác mỏ ở Nam Phi
(15:27:54 PM 07/10/2014)Có thể nói, công nghiệp mỏ đã mang lại cho Nam Phi nhiều cơ hội lớn để phát triển kinh tế xã hội và tạo ra nhiều công ăn việc làm, giải quyết đáng kể tình trạng thất nghiệp cho người dân nơi đây. Tuy nhiên,những tác động xấu của nó đến môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người cũng là một vấn đề nan giải, chưa có hướng giải quyết.
Mahlomola William Melato đang nghỉ ngơi trong ngôi nhà ở Oppenheimer. Kể từ khi bị chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic, do hít phải quá nhiều khí độc trong mỏ than, Maholmola bị sụt cân nghiêm trọng từ 80kg xuống còn 49kg. Anh ấy thường xuyên rơi vào tình trạng khó thở, ho cấp tính, cơ thể suy nhược và ung thư da.
Linda Ndlovu, Daniel Mandlo, Dumisani Mahlangu và Calvin Sibanda đang nghỉ ngơi sau một đêm làm việc căng thẳng và mệt mỏi trong hầm khai thác vàng. Những người đàn ông này là những thợ đào mỏ chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm. Họ được xem như là những người hùng và được mọi người ngưỡng mộ về khả năng xác định các mỏ chứa vàng.
Vùng ngoại ô Diamonthoogte, Koffiefontein là nơi sinh sống của những người thợ chuyên khai thác mỏ. Vào mùa hè, trẻ em thường nô đùa trên những con sông, chính là "tác phẩm" của việc khai thác vàng và kim cương quá mức.
Họ là những nhân chứng "sống" do những tác hại của việc khai thác vàng và kim cương mang lại.Người lao động khai thác mỏ luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn lao động do lở đất đá, sập hầm, bục nước, nhiễm độc khí mêtan.
Ngoài ra, việc khai thác quá mức của dân làng cũng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và tình trạng bệnh dịch tràn lan do nhiễm khí độc trong các mỏ khai thácMôi trường sinh thái ở Nam Phi, nhất là nguồn nước tại một số vùng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nước sinh hoạt vốn là hàng "xa xỉ" ở Châu lục này, nay lại càng khan hiếm hơn.
Tuy nhiên, vì sự hấp dẫn do vàng và kim cương mang lại, người dân nơi đây vẫn bất chấp, chỉ biết đến cái lợi trước mắt mà quên đi cái hại sau lưng. Khai thác tràn lan còn làm cho đất đai bị sói mòn, bạc mầu, mất khả năng canh tác.
Công viên giải trí ở gần mỏ khai thác vàng vắng khách do môi trường bị ô nhiễm, cây cối hoang tàn.
Sandile Dlamini, một thanh niên 24 tuổi hiện đang sống ở Payneville cho biết " Điều kiện sống trong các hầm khai thác thật kinh khủng và nguy hiểm. Hầm có thể sập và bạn có thể chết bất cứ khi nào. Tuy nhiên bạn vẫn phải ở dưới hầm ít nhất là 6 tháng đến 1 năm. Chỉ khi nào hết lương thực mới được ra ngoài"
Phía sau những bụi rậm gần mỏ khai thác ở thị trấn Welkon, Mpho , một gái mại dâm 25 tuổi đang "nằm dài" đợi khách. Khách của cô là những người thợ làm việc trong các mỏ vàng và kim cương. Những người "đồng nghiệp" của Mpho thỉnh thoảng cũng bị đánh đập, cướp tiền, điện thoại và thậm chí bị đánh đập dã man.
54 chiếc cọc chữ thập màu trắng biểu tượng cho 54 người thợ mỏ bị tàn sát bởi lực lượng cảnh sát Nam Phi vào 16/8/2012 ở Koppies, Marikana.
Mặc dù ý thức được tác hại của việc khai thác mỏ nhưng do cuộc sống mưu sinh, người dân nơi đây vẫn bất chấp tất cả để tiếp tục "dấn thân" vào con đường nguy hiểm này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.