Săn rắn đêm
(11:11:39 AM 18/11/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Với những người dân nghèo săn bắt rắn, cái đích cuối cùng cũng vì miếng cơm, manh áo, nhưng nhiều khi phải đánh đổi cả mạng sống.
>> Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh" >> Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long >> Ba bộ vào cuộc phân định vùng đệm di sản khu đô thị 10B lấn vịnh Hạ Long >> GIZ, Decathlon hợp tác giải quyết các vấn đề môi trường trong chuỗi cung ứng dệt may ở Việt Nam >> Trung tâm SOS Môi trường ứng cứu thành công sự cố tràn dầu trong đêm tại tâm dịch ở Đà Nẵng
Xứng danh “Sáu rắn”
Tôi quyết định về vùng Ba Họng, xã Phú Lạc, (Tuy Phong-Bình Thuận), để mắt thấy tai nghe chuyện săn rắn của dân nghèo. Vùng quê này hiu hắt lắm, chỉ có những căn nhà nhỏ liêu xiêu, nằm đơn độc bên vườn cây, ruộng đồng, sông suối. Hỏi thăm “Sáu rắn”, tức Nguyễn Quốc, 45 tuổi, một “cao thủ” trong nghề bắt rắn, ai cũng biết.
Ngôi nhà của Sáu rắn (từ đây chúng tôi gọi anh là Sáu) nằm ngoảnh mặt ra cánh đồng lúa xanh um, bốn mùa lộng gió. Ngồi bệt giữa sân, loay hoay sửa lại bộ đồ nghề săn đêm, Sáu chỉ vào cái nơm bắt cá, nhử lươn, cái vợt bắt ếch, cây sào, bộ đèn pin để rọi đường… bảo rằng nhờ nghề này mà vợ chồng kiếm thêm tiền nuôi 2 đứa con ăn học.
Sáu là con thứ 6 trong một gia đình nghèo gốc Phú Yên, từ nhỏ anh đã lăn lộn khắp mọi miền đất nước, làm đủ thứ nghề, từ rừng đến biển, rồi duyên nợ đã “đậu” lại mảnh đất này gần 20 năm. Nói chuyện nghề, Sáu cho biết làm nghề này không đòi hỏi vốn liếng, trình độ, chỉ cần lỳ, gan dạ một chút là “nhập môn”. Tôi ngỏ lời được “mục sở thị” một đêm, Sáu gật đầu.
Anh Sáu với chiến lợi phẩm của mình.
Mặt trời khuất dần sau núi Ông Xiêm là lúc chúng tôi lên đường. Sáu cho biết làm nghề săn rắn ban đêm cực kỳ vất vả, phải lội suối, băng rừng và rất nguy hiểm khi gặp rắn dữ. Vừa rọi đèn là rắn dữ lao thẳng hướng ngọn đèn.
Rắn hổ mang gió, chưa kịp bắt thì đã dựng ngược đầu, má phình ra, lưỡi thè lè, xịt ra luồng gió ghê người. Sau gần 2 giờ băng đồng, chúng tôi đi vào một vùng bán sơn địa. Chung quanh đêm đen kịt...
Lần theo nhánh suối nhỏ ẩm thấp, ánh đèn pin trên đầu Sáu lia qua lia lại trên nền đất nhấp nhô. Bất chợt, Sáu khựng lại, ra hiệu cho tôi dừng bước. Phía trước là một con rắn to dài, mình điểm khoang vàng, khoang đen đang vươn cao đầu, cặp mắt láo liên quan sát động tĩnh và cái lưỡi chẻ đôi thè ra đánh hơi.
Biết gặp phải “thứ dữ”, tôi lùi ra khoảng cách an toàn. Sáu cầm cây sào tre đầu có gắn miếng sắt dẹp hình chữ V, đưa qua đưa lại làm cho con vật “không biết đâu mà lần” rồi nhanh như cắt, Sáu đè mạnh cây sào tre xuống đầu con rắn áp sát đất, tay đưa nhanh thộp cổ con vật. Con rắn cong mình giãy giụa trong sự bất lực.
Sáu giải thích: “Mái gầm đó, loài này hiếm lắm. Gặp nó thì phải hết sức cẩn thận, động tác phải nhanh, chính xác, chứ lơ tơ mơ, nó phập thì toi mạng. Thứ này mà sơ suất một chút, bị nó phản công là coi như “hết thầy cứu”.
Chúng tôi đi sâu vào một nơi có khá nhiều lùm bụi. Ánh đèn quét trên những lùm cây um tùm... rồi thì Sáu phát hiện một cái bụng trăng trắng đang vắt vẻo trong bụi cây phía trước. Anh trở đầu cây sào tre có gắn móc câu sắt, đưa về hướng con rắn, giật mạnh. Con rắn bị kéo bay về phía người cầm sào. Nhanh như chớp, Sáu chụp con rắn quay nhiều vòng, rồi đưa tay vuốt mạnh mình con rắn.
Rắn bị giãn xuơng sống, nằm ngay đơ. Đưa tay chỉ vào con rắn Sáu nói: “Đây là rắn lục. Nọc rất độc, nếu không cấp cứu kịp thời dễ “theo ông theo bà”.
Sương mỗi lúc ướt đầm vai áo. Không xem đồng hồ, Sáu cũng đoán chắc đã nửa đêm vì tiếng côn trùng mỗi lúc một lớn và dày đặc hơn. Theo kinh nghiệm của Sáu, nơi nào nhiều côn trùng, ếch nhái… thì đó là chỗ ưa thích của rắn.
Bề ngoài rắn không dễ thương chút nào. Nếu không phải là tay chuyên bắt rắn, không ai dám nói mình thích con rắn như thích con gà, con chó, con mèo… Dù đã thấm mệt nhưng tôi vẫn cố bám theo để có thể chứng kiến trọn vẹn cuộc mưu sinh trong đêm của một người nghèo. Sáu bất ngờ thông báo: “Chú em nhớ nhìn kỹ dưới chân. Khu vực này cỏ rậm rạp, lại có mưa, rắn hổ mèo, hổ ngựa, rắn lục nưa… thường nằm trên lối đi để bắt mồi ”.
Rồi anh kể nhưng vụ bị rắn cắn thập tử nhất sinh, phải tháo khớp xương tay, chân và phải mang tật suốt đời. Cách đây không lâu ở xã này đã có người tử nạn vì rắn. Hôm đó, hai cha con nhà nọ bắt được con rắn hổ mang chúa nặng gần 4 kg. Không biết luýnh quýnh thế nào mà con rắn đớp một cú oan nghiệt vào tay người con, rồi xổng chạy.
Tiếc của, người cha lao theo chụp lại, lãnh tiếp cú đớp thứ hai. Sau vụ con rắn hạ sát hai mạng người, dân săn rắn “chùn tay”, nhưng rồi rắn độc với giá cao hấp dẫn, nếu hên một đêm trúng chừng 1 - 2 kg rắn, có bạc triệu bỏ túi, vậy là người ta lại tiếp tục đi săn rắn. Cứ thấy rắn là lao theo…
Sung như mãng xà vương
Về lại nhà, Sáu bỏ đồ nghề sang bên, mở bao chứa rắn, cười hạnh phúc. Anh bạn đi cùng cho rằng số lượng thì được nhưng chất lượng chưa ngon vì đa số là rắn lãi, rắn ráo, rắn nước. Loại này có giá 120.000 đồng/kg. Sáu rắn chậm rãi: “Có còn hơn không. Rắn độc bắt miết cũng hết, giờ thì có rắn là được rồi, kể chi loại gì, to nhỏ”. Vậy là sau một đêm vất vả, anh cũng kiếm được 3 kg rắn, bán khoảng 400.000 đồng. Số tiền không nhỏ đối với một người nghèo như anh.
Đãi khách món quà quê, Sáu bắt mấy con rắn ráo cắt tiết, lột da. Nhìn những chú rắn oằn mình theo những giọt máu tươi nhỏ xuống chai rượu, tôi thấy chạnh lòng.
Sáu cho biết, thưởng thức món đặc sản rắn một lần là nhớ mãi không quên. Rắn có nhiều công dụng, mỡ của nó dùng để bôi vết thương, mật uống giải cảm, tiêu đờm; nọc dùng để chữa động kinh, hen phế quản, rong huyết… Đặc biệt, rắn ngâm rượu là thuốc “tráng dương, bổ thận” giúp cánh mày râu có “công lực thâm hậu”.
Chẳng mấy chốc, mâm nhậu được bày ra, mùi thơm từ thịt rắn xào ớt bay ngào ngạt, cay nồng. Nhấp ly rượu, Sáu thổ lộ: “Dân săn rắn tụi tôi đã từng có ý định bỏ cái nghề may ít, rủi nhiều này, nhưng ngặt nổi vì miếng cơm manh áo… Rắn sinh sản không nhiều, nếu nó ngày càng ít thì ruộng đồng xác xơ vì lũ chuột, sâu bọ sinh sôi nảy nở”.
Anh bạn hàng xóm tiếp lời: “Trước kia, thỉnh thoảng mới có người bắt được vài con rắn, gọi là đổi khẩu vị cho vui. Nhưng giờ mốt nhậu thịt rắn, uống rượu tiết rắn, dùng rắn ngâm rượu thuốc để “sung như mãng xà vương” của cánh đàn ông gia tăng, nên càng có nhiều người đi lùng, bắt rắn để bán”.
Theo lời Đức, một người thu mua rắn lưu động, Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ rắn rất mạnh. Đặc biệt từ khi có tin rắn hổ đất, rắn lục trị được bệnh ung thư lan truyền, thì loại này càng hút hàng. Còn loại cực độc như hổ mây, hổ mang, hổ chúa, cạp nong… được giới đại gia suy tôn là “thần dược”, đáp ứng nhu cầu “bản lĩnh đàn ông” nên luôn đặt mua với cái giá cao ngất ngưỡng. Rắn mua tại chỗ từ 700.000 - 800.000 đồng/1 kg, còn vô tới nhà hàng, quán nhậu phải tính bạc triệu”.
Tạm biệt những người săn rắn trong đêm, tôi vẫn còn đọng lại câu nói của Sáu: “Mình nghèo, kiếm được tiền nhiều cũng mừng nhưng vẫn không có gì hơn mạng sống. Nọc của rắn độc ghê gớm lắm, chỉ cần một cú đốp thôi, người khỏe mạnh cũng có thể lăn ra chết”.
Minh Chiến (Bình Thuận Online)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.