Săn dế mèn mùa lũ
(13:12:15 PM 09/10/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Mùa lũ về từ chuyện đánh cá sông, bắt ốc ngoài đồng ruộng... đều được người nông dân tận dụng kiếm tiền. Khác với những năm trước, mùa lũ năm nay người dân Nam Đàn được mùa... dế non.
>> Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ >> Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lũ Nam Trung Bộ >> Thanh Hóa: Trường bị mưa lũ “xóa sổ”, hơn 260 học sinh bơ vơ trước ngày khai giảng >> Lai Châu: Nỗ lực thông tuyến đường tỉnh lộ, thôn bản bị chia cắt do mưa lũ >> Lai Châu: Tiếp tục thiệt hại về người và tài sản do mưa lũ
Đã gần một tháng nay mưa lũ liên tiếp làm ngập nhiều diện tích từ vùng ven sông Lam cho đến các bãi bồi trên cao. Chính các vùng đất cao ráo này là chỗ lý tưởng để dế đào hang, xây tổ và sản sinh rất nhiều. Còn với người dân Nam Đàn nhờ có mưa lũ lớn đã làm cho cả làng, nhà nhà đi săn... dế mùa lũ.
Nhà nhà... săn dế
Trong một chuyến công tác về với vùng lũ ở hạ lưu sông Lam, tôi có mặt tại xã Nam Lộc (Nam Đàn) – một xã nằm ven sông Lam trong những ngày qua mưa lũ làm ngập khắp nơi. Ngay từ sáng sớm chứng kiến hàng trăm người dân từ già cho tới trẻ, người chiếc chậu rửa bát, kẻ can nhựa, cái ấm, mang dao, cuốc, thuổng... đi săn dế. Anh bạn đồng nghiệp bảo, ở xã này nhà nhà người ta đi săn dế được nhiều lắm.
Là ngày nghỉ chủ nhật, nhập đoàn với nhóm gồm 5 người già có trẻ có, chúng tôi đi về phía bãi bồi ven sông Lam. Thấp thoáng xa xa một mô đất lớn, cao mà nước lũ mấy tuần vừa qua không thể gây ngập, anh bạn bảo: “Mô đất đó nhiều dế lắm”. Sao anh biết có nhiều dế?"- tôi hỏi. Tỏ vẻ là tay săn dế sành điệu, anh bạn nói: Chả là vùng đất bãi bồi ven sông Lam này năm nào vào dịp tháng 9, 10 dế bắt đầu làm tổ sinh sản cho nên nhiều lắm.
Để thể nghiệm điều đó là thật. Chúng tôi xắn quần lội qua chỗ trũng nước ngang đầu gối tiếp cận mô đất cao và đúng như lời anh bạn nói hàng loạt hang dế xuất hiện. Thấp thoáng trong các hang có những chú dế vừa ngoi đầu lên như thể đang chuẩn bị đi kiếm ăn gặp bóng người nó vội chui lọt xuống hang. Và dĩ nhiên, những chú dế này đã bị bắt ngay sau đó khi người dân múc nước đổ liên tục. Nước được đổ đầy hang, rút hết rồi lại múc đổ cho tới khi những chú dế trong hang sặc, ngột nước là tự nó từ từ chui ra. Trong chốc lát những chú dế mùa lũ non, béo được vặt cánh bỏ vào túi.
Trên khuôn mặt hớn hở, anh Cao Thái Vũ cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa lũ đến bà con chúng tôi lại ra bãi bồi ven sông Lam săn dế về ăn. Nước lũ dâng cao bao nhiêu, thì dế càng nhiều và dễ kiếm bấy nhiêu. Dịp này gia đình nào cũng có từ 2-4 người đi đào dế đấy. Mỗi ngày họ cũng kiếm được vài trăm con”.
Dế mèn mùa lũ về, người dân Nam Lộc lại đổ xô ra bãi bồi ven sông Lam để săn dế... cũng vì thế mà dế ở vùng này đang trở thành món ăn đặc sản.
Khi dế lên... đĩa
Sau những giờ lội nước, đào bới... hàng trăm chú dế bị bắt. Nhiều người đi đường thấy người dân Nam Lộc đi đào dế đứng lại xem, nhiều cánh đàn ông thì hỏi mua, nhưng những người đào dế thì vẫn không muốn bán. Bởi dế ở vùng này đang được xem là món ăn đặc sản nhất trong năm, vừa ngon, vừa đậm đà... Nhưng nếu có bán, thì mỗi chú dế có giá khoảng 1.000 đồng/con mà cũng rất khó mua. Tính ra mỗi đĩa dế cũng có giá khoảng 50-70 ngàn đồng.
Nhiều người sành ăn ở thành phố Vinh hay tin người dân Nam Lộc săn được nhiều dế đã đánh đường hơn 20km để tìm mua về nhậu. “Mấy anh bạn mách nước ở Nam Lộc người dân đi đào được nhiều dế lắm nên đánh xe lên xem thế nào để mua vài cân về nhậu. Thời buổi này từ đặc sản thịt rừng cho đến cá sông, cá biển đều chán cả rồi, khi nghe nói dế chúng tôi thèm lắm nên đi mua về nhậu. Năn nỉ mãi họ mới bán cho được 5 lạng hơn 100 ngàn, phải thú nhận rằng những chú dế ở đây to béo và non, thế này nhậu mới đã”, anh Nguyễn Tùng cho biết.
Theo những chủ nhân đi săn dế bày cách làm thịt nó rất đơn giản: Dế già (dế đã có cánh) chỉ cần vặt cánh xong, dế non để nguyên con, hòa một ít muối (thật nhạt) vào nước lạ rồi bỏ dế vào rửa qua. Sau đó cho dế vào chảo bỏ thêm ít dầu ăn chiên lên thật giòn, thêm ít lá chanh thái nhỏ, hạt tiêu, mỳ chính... Khi những chú dế sém vàng và mùi thơm phức của nó tỏa ra chỉ cần ngửi cũng đủ rơi nước miếng.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hà, xóm 2, Nam Lộc vui vẻ: “Mấy tuần nay ngày nào chúng tôi cũng đi bắt dế, hôm được nhiều cũng hơn 1kg, còn lại 5-8 lạng thì đơn giản. Thú thật với nhà báo, giờ cứ đến bữa ăn mà không có con dế là thấy thiếu gì đó, cơm ăn không ngon nữa kìa”.
Với người dân Nam Lộc, mùa nước lũ về họ lại có một cái nghề. Nghề săn dế mùa lũ. Những chú dế ở đây đã trở thành món ngon, đặc sản không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của các gia đình. Nam Lộc đang rộ lên “phong trào” cả làng, xã đi săn dế...
Một số hình ảnh người dân Nam Lộc săn dế mùa lũ được PV ghi lại:
Dế trở thành món ăn đặc sản của người dân Nam Đàn hiện nay.
Nguyễn Duy (Dân trí)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.