Rừng Mường Nhé cơ bản không còn để...phá
(07:20:57 AM 24/06/2016)Bị bức tử, tỷ lệ che phủ rừng Mường Nhé hiện chỉ còn 45% -Ảnh: TL
Trở lại bản Phứ Ma (xã Lenh Su Sìn- huyện Mường Nhé), một cán bộ huyện cho biết " có còn rừng nữa đâu mà phá ". Thật vậy, cách đây khoảng 1 năm, phóng viên TTXVN chứng kiến trên những triền núi, rừng mới chỉ bị phá 1 nửa phía sườn núi bên đường. Giờ thì cả dãy núi dài tít tắp đã trọc hẳn, nhường chỗ cho những đám nương lúa mọc lưa thưa, bên dưới những thân cây cháy trụi, vẫn còn 1 nửa giơ lên trời như những cánh tay kêu cứu. Đi tiếp đến địa bàn các bản Pá Lùng của xã Chung Chải, hay Nà Pán của xã Mường Nhé, phóng viên cũng chỉ nhìn thấy những triền núi trơ trọi, từ dưới mặt đất nhô lên hàng ngàn, hàng vạn gốc cây cháy trơ trụi, khẳng định nơi đây đã từng có những cánh rừng tươi tốt.
Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lên kiểm tra thực trạng phá rừng tại Mường Nhé, Chủ tịch UBND huyện Lù Văn Thanh báo cáo: Từ năm 2015 đến 10/6/2016, trên địa bàn huyện phát hiện 313 vụ phá rừng trái pháp luật với diện tích trên 296 ha rừng sản xuất và rừng phòng hộ...Điều đáng nói là trong khi diện tích rừng của huyện Mường Nhé bị tàn phá nghiêm trọng như vậy, thì tại các địa bàn giáp ranh như huyện Mường Tè (tỉnh lai Châu), huyện Nậm Pồ mới tách ra từ Mường Nhé, và ngay cả Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nằm trong khu vực lại hầu như không xảy ra tình trạng này.
Được thành lập từ năm 2002 trên cơ sở chia tách từ 2 huyện Mường Tè và Mường Lay của tỉnh Lai Châu (cũ), Mường Nhé ngày đó nổi tiếng hoang sơ nhất cả nước. Nhiều cán bộ công tác lâu năm trên địa bàn này kể lại rằng: để đến trung tâm huyện, họ phải đi bộ 3- 4 ngày, trèo đèo, lội suối xuyên qua những tán rừng nguyên sinh tối tăm, đi giữa ban ngày mà vẫn phải căng mắt mới nhìn rõ đường. Mỗi lần đi phải tổ chức lại thành nhóm để đề phòng thú dữ. Đồn biên phòng Lenh Su Sìn giờ vẫn còn hàng rào dây thép gai để chống hổ xông vào đồn, bên cạnh đó là chiếc ao, ngày đó voi vẫn về từng đàn tắm. Thế mà đến thời điểm này, diện tích đất có rừng của toàn huyện chỉ còn vẻn vẹn 71.000 ha với tỷ lệ che phủ rừng là 45,3%. Trên suốt dọc tuyến từ Nậm Kè, Mường Nhé, Chung Chải…cho đến Lenh Su Sìn, đâu đâu cũng chỉ còn những triền núi bị cạo trọc, loang lổ những đám nương rẫy bên những gốc cây trơ trọi.
Nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn được chính quyền địa phương giải thích là do số lượng người di cư tự do tràn vào địa phương quá lớn. Trong tổng số hơn 7.800 hộ dân của toàn huyện, trên 60% là người dân tộc Mông, di cư tự do vào địa bàn từ năm 2005 đến nay. Để có lương thực tồn tại, họ đã phá rừng trái phép để làm nương, mỗi hộ phá ít nhất 3ha mới đủ đất để canh tác cây lương thực có hạt. Sau 2 năm, khi đất bạc màu, họ phá tiếp 3ha nữa để làm nương luân canh. Chỉ làm 1 phép tính đơn giản, cũng cho thấy đã có ít nhất 30.000 ha rừng bị tàn phá do người di cư tự do. Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN: Liệu chính quyền huyện Mường Nhé bất lực trước tình trạng phá rừng ồ ạt của những người di cư tự do hay không ? Chủ tịch UBND huyện Lù Văn Thanh chỉ thừa nhận có những việc vượt quá khả năng và thẩm quyền giải quyết của huyện. Tuy nhiên, với một loạt vụ việc xảy ra trong 2 năm vừa qua trên địa bàn này, thì câu trả lời có vẻ khác.
Cụ thể ngày 3/3/2016, tại khe suối Huổi Sủng (xã Mường Nhé) phía sau UBND huyện đã xảy ra vụ việc nhiều người di cư tự do nấp trong bụi, phục kích rồi dùng gậy gỗ lim, dao phát tấn công đoàn công tác của cán bộ Kiểm lâm, cán bộ xã và nhân dân địa phương đi kiểm tra rừng, làm 6 người bị thương. Nhóm người này đã bắt giữ các cán bộ Kiểm lâm để yêu sách đòi được làm nương trên diện tích rừng do họ phá trái phép. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng đến giải quyết, thì lãnh đạo chính quyền huyện lại tìm cách thỏa hiệp chứ không kiên quyết xử lý những đối tượng chống người thi hành công vụ.
Ngay sau đó vào ngày 13/3/2016, một nhóm người di cư tự do lại vào chiếm khu vực rừng tại Thác Rồng, nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé để phá rừng làm nương. Khi lực lượng Kiểm lâm khu vực ngăn chặn, xảy ra xô xát, 1 cán bộ Kiểm lâm đã tát 1 người trong nhóm phá rừng. Khi lãnh đạo chính quyền và lực lượng chức năng đến giải quyết, nhóm đối tượng yêu sách đòi phải tìm bằng được cán bộ Kiểm lâm đã tát họ, bắt bồi thường 8 triệu đồng. Sau khi đàm phán, người cán bộ nọ đã phải bồi thường 2 triệu đồng, họ mới rút ra khỏi khu vực cấm. Ngoài ra, còn những vụ việc khi chính quyền đến giải quyết, họ chặn xe, chống đối, nhét chân vào bánh xe giả bị đau, rồi đòi bồi thường hàng chục triệu đồng…
Theo báo cáo của huyện Mường Nhé, hành vi phá rừng của những người di dân tự do rất tinh vi; số lượng người tham gia đông, có vụ lên tới 50 người…Một số vụ có dấu hiệu chống người thi hành công vụ; có đối tượng kích động, lôi kéo đông người trong gia đình, dòng họ để đe dọa, khống chế lực lượng chức năng và chính quyền địa phương thi hành công vụ. Tuy nhiên, trong số 313 vụ phá rừng, chính quyền địa phương mới chỉ xử lý được 20 vụ, đối tượng là người địa phương. Các vụ việc do người di cư tự do thực hiện lại chưa xử lý được vụ việc nào, trong khi, tình trạng chống người thi hành công vụ quản lý, bảo vệ rừng ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng.
Ở thời điểm này, có thể nói rằng, công tác phòng chống phá rừng của huyện Mường Nhé nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung đang gần như "bất lực". Một trong những nguyên nhân được chính quyền địa phương nhắc đến nhiều nhất là việc xử lý những người di cư tự do. Hiện vẫn còn 395 hộ với hơn 2.000 nhân khẩu từ 8 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng…đến sau thời điểm 30/4/2011. Đây là những trường hợp không được bố trí sắp xếp ổn định tại chỗ theo Đề án 79 của Chính phủ, mà phải trả về địa phương nơi xuất cư. Tuy nhiên, từ trước đến nay, có 4/8 tỉnh hiện vẫn chưa cử đại diện đến để giải quyết. 4 tỉnh còn lại có các đoàn công tác đến “xem rồi về”.
Nói như Thứ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn thì : “Tình trạng phá rừng tại toàn huyện Mường Nhé là hết sức nghiêm trọng. Trong khi đó, tình trạng phá rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé thì lại hầu như không diễn ra. Đó không phải vì địa bàn này không có người di cư tự do đến, mà vì lực lượng bảo vệ rừng ở đây thường xuyên tuần tra, phát hiện kịp thời, đưa ra và xử lý ngay theo đúng quy định của pháp luật. Đây là bài học tốt để huyện Mường Nhé phải xử lý không chỉ đối với Khu bảo tồn này, mà trên toàn địa bàn huyện cũng phải xử lý kiên quyết như vậy. Chúng ta vừa đảm bảo quyền, vừa thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ chính sách cho bà con. Nhưng chúng ta không thể để cho một số phần tử lợi dụng chính sách của nhà nước để cố tình vi phạm pháp luật mà tạo ra những hệ lụy và thói quen nhờn pháp luật lâu dài được…”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.