Rác thải ngập đảo Lý Sơn
(20:24:56 PM 31/05/2015)
Một người dân vô tư đổ rác thải xuống bãi kè đoạn qua xã An Hải, huyện Lý Sơn - Ảnh: Phan Thành
Dọc các bờ kè chắn sóng xã An Vĩnh và An Hải vào mỗi buổi chiều, du khách có thể dễ dàng bắt gặp cảnh người dân vô tư đổ rác thải từ vỏ hành tỏi, thức ăn thừa cho đến chai nhựa, bao nilông, áo quần, đồ sành sứ... tống thẳng xuống biển.
Nhiều đống rác quá lớn, người dân tiêu hủy bằng cách đốt cháy, gây mùi khét nồng nặc. Ông Bùi Minh Khánh (xã An Hải) cho hay mỗi lần đạp xe tập thể dục dọc biển phải một tay bịt mũi, thậm chí khi gió to còn thổi rác bay vào mặt. “Mỗi lần nghe du khách phàn nàn nghĩ mà buồn, cũng vì ý thức người dân hết” - ông Khánh nói.
Tương tự, tại các điểm tham quan nổi tiếng ở Lý Sơn như cột cờ trên đỉnh Thới Lới, chùa Hang, ngọn hải đăng... cũng không thấy một thùng rác công cộng nào. Không ít du khách đã xả các loại bao nilông, chai nước và khăn ướt ngay tại các điểm tham quan với lý do không tìm ra thùng rác.
Bãi tắm thuộc xã An Hải cũng ngập chìm trong rác từ trên bờ đến dưới nước, nhiều du khách chuẩn bị áo phao để tắm biển nhưng khi ra đến nơi thì thất vọng khi bãi tắm đã thành bãi rác. Anh Nguyễn Hoài Long (du khách TP.HCM) cho biết rất bất ngờ bởi rác quá nhiều, đầy túi nilông trong khi trước đây bãi biển này hoang sơ và sạch sẽ.
Theo thống kê của UBND huyện Lý Sơn, mỗi ngày lượng rác thải ra của hơn 22.000 cư dân trên đảo và du khách là 20-30 tấn.
Trong khi đó, bãi rác hiện tại ở Lý Sơn chỉ có 1.000m2 và đang quá tải nghiêm trọng. Bà Lê Thị Tuân, trưởng thôn Tây (xã An Hải), cho hay nhiều lần các tổ chức trong thôn đã ra quân dọn dẹp rác nhưng đâu lại vào đấy, ý thức người dân quá kém.
“Người dân đổ tràn lan, không phân loại rác. Dọn hôm nay thì ngày mai người ta lại đổ rác, đau đầu lắm” - bà Tuân nói.
Ông Trần Ngọc Nguyên, chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết một nhà máy xử lý rác thải rắn với công suất xử lý rác mỗi ngày là 15 tấn trên địa bàn, do Bộ TN-MT hỗ trợ, đã đưa vào vận hành thử nghiệm thành công vào tháng 1-2015 nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động vì thiếu kinh phí vận hành.
“Toàn huyện chỉ có một đội thu gom rác ở xã An Vĩnh nên không thể thu gom hết lượng rác khổng lồ thải ra trong một ngày” - ông Nguyên nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.