Ớn lạnh khi... săn ”Tó Khum” !
(21:09:24 PM 21/10/2012)Đang mải mê lựa chọn góc chụp để làm sao có bức ảnh đẹp nhất thì bỗng chàng thanh niên tên Điện co người lại làm văng chiếc đèn pin xuống phía dưới đồi. Cùng lúc này, tiếng anh Hom – một thợ săn lành nghề la thất thanh: “Ong sổng rồi! Chạy mau đi!”. Không kịp định thần, tôi chỉ kịp ôm chiếc máy ảnh lao về phía sau an toàn, cách đó vài chục mét…
Cho đến khi thật tĩnh tâm, tôi vẫn còn rùng mình ớn lạnh khi nghĩ lại 3 ngày đêm theo những người thợ lặn lội vào các bản làng Sơn La tìm săn loài ong đất mà người Thái bản địa gọi là “Tó Khum”.
Sẵn sàng...chạy!
Khi “kết nạp” tôi vào đội săn ong đất chuyên nghiệp của bản Hìn - nơi được coi là cái nôi sản sinh ra những "ông tổ" của nghề săn ong đất ở TP Sơn La, ông Lò Xuân Thuỷ, người nhiều tuổi nhất trong đội và người giỏi “ngoại ngữ" vùng cao vẫn quên dặn: Nếu có nguy hiểm gì tôi không chịu trách nhiệm đâu đấy nhá. Đội săn còn hai thành viên là anh Tòng Văn Hom, sinh năm 1974 và Tòng Văn Điện, sinh năm 1984. Theo ông Thủy thì bản Hìn là nơi cung cấp nguồn ong chủ yếu cho những người chuyên buôn ong trong tỉnh. “Ở bản Hìn, không chỉ có số lượng đội săn ong nhiều nhất, thiện nghệ nhất mà còn là nơi đầu tiên người dân biết mang "Tó Khum" về nuôi tại nhà” – Ông Thủy tự hào.
Địa điểm được chọn để tổ chức đi săn là những khu rừng Thồ Lộ thuộc bản Thẳm Cọng, xã Hua Trai (Mường La). Đây là một bản vùng cao có 12 hộ dân tộc H’Mông sinh sống. Nơi đây là vùng đất được cây Thồ lộ chọn để sinh sôi nên cây cối ở Thẳm Cọng đều là Thồ lộ.
Để lên Thẳm Cọng, phải vượt gần 60 km từ Thị xã đến xã Hua Trai. Sau đó vượt tiếp hơn 15 km từ trung tâm xã qua những đoạn dốc đá hay những đoạn đường mòn vắt vẻo trên những triền núi có vực sâu ngút tầm nhìn.
Nhóm thợ săn chuẩn bị đồ nghề |
Nếu mang ra so sánh về đồ nghề đi săn trong rừng thì đồ nghề của thợ săn ong đất được xếp đầu bảng về mức độ lỉnh kỉnh và lặt vặt. Ngoài những đồ dùng, thực phẩm thiết yếu khi đi dài ngày trong rừng, mỗi thợ săn phải có 3 bộ quần áo vải thật dày và 1 bộ quần áo mưa; 4 đôi găng tay, loại chuyên dùng để rửa bát đũa vào mùa đông; 1 đôi ủng; 2 ống tre có chu vi 8 cm đến 9 cm và dài 30 cm. Kèm theo những chiếc túi lưới dài rộng đều 50 cm, loại dùng để làm vách ngăn chạn đựng bát; cuốc, xẻng, dao, xà beng, đèn pin và 1 chiếc gùi; những chú dễ mèn hay cào cào làm mồi nhử ong …
“Hai thứ không thể thiếu khác lá chiếc mũ bảo hiểm cùng một túi lưới đánh cá được các thợ săn cải tiến chùm ngoài mũ bảo hiểm để tránh ong đốt mặt”- anh Tòng Văn Hom nói. Trong suốt quá trình đi săn ong đất mỗi thợ săn cần phải có, đôi mắt tinh nhanh, một tinh thần thép và sức bền của một vận động viên chạy việt dã…
Thả mồi săn ong
5 giờ sáng, khi những lớp sương trắng bạc vẫn còn giăng đầy trên những nóc nhà thì cũng là lúc các thợ săn lục đục vào rừng. Để tới được nơi đã được xác định từ trước, chúng tôi phải mất gần 2 giờ đồng hồ vượt qua những đoạn đường lổn nhổn đá cùng những chú vắt đói ăn vừa thức giấc bởi hơi người. Đội thợ săn đi đến đâu, một con đường mới lại được mở ra với những nhát dao phát đường sắc lẹm...
Nơi dừng chân để săn ong là một khu rừng mọc đầy cây Thồ Lộ. Lúc này, ngoài việc chuẩn bị mồi để săn ong, các thợ săn còn phải dùng tay kéo những chú vắt đang mải mê hút máu dưới kẽ chân hay hai bên bẹn.
Nhóm thợ săn thả mồi chờ ong đến |
Đang đánh vật những chú muỗi rừng, tôi giật mình khi giọng ông Thuỷ hô: “Bắt mồi rồi, chạy theo mau”. Một con ong đất sau vài giây lượn quanh chiếc que của anh Lò Văn Hom, nó đã bất ngờ lao xuống cắp lấy con dế mèn bay đi. Anh Hom được phân công chạy theo con ong đang tha mồi. Khi ong khuất tầm nhìn của chúng tôi thì cũng là lúc bóng anh Hom mất dạng sau những lùm cây...
Trở lại, anh Hom vừa thở dốc vừa tiếc rẻ: “Phía trên kia rừng rậm quá, đến đầu vực bên này thì hết đường đi, chỉ xác định được hướng nó bay về là một quả đồi” nhưng anh Hom khẳng định “nhất định ở đó là đại bản doanh của chú ong vừa rồi”. Lúc này, theo “lệnh” của đội trưởng, công việc săn ong đất của các thợ săn tạm thời gác lại, bởi khi chúng tôi tới được nơi anh Hom mất dấu chú ong và tìm được đường sang bên kia quả đồi thì đồng hồ đã chỉ 17 giờ hơn...
Phải mất thêm gần 2 giờ đồng hồ thả mồi câu ong và chạy theo ong, các thợ săn đã phát hiện được nơi trú ngụ của những chú ong đất. Đó là một ụ đất dưới một gốc cây Thồ lộ có đường kính khoảng 60 cm, xung quanh là những cây cỏ dại mọc um tùm. Ông Lò Xuân Thuỷ yêu cầu mọi người nghỉ ngơi chờ đến tối sẽ bắt ong... Ông giải thích: “Ban đêm là thời điểm thích hợp và an toàn nhất để bắt ong đất. Vì khi đó, chúng đã bay hết về tổ và nguy cơ bị ong tấn công sẽ giảm đáng kể”.
Trong khoa học : Ong đất có tên khoa học Xylocopa dissils, thuộc họ ong đen (Xylocopidae). Y học cổ truyền gọi ong đất là Trúc phong. Ong đất có 3 loại: Loại màu đen, đen vằn vàng và mầu vàng. Về tác dụng làm thuốc, theo sách "Bản thảo thập di": Tác dụng của ong đất (thổ phong) giống như ong mật (mật phong tử) trừ phong, giải độc, sát trùng. Ngoài ra, còn dùng chữa đầu phong, phong tê thấp, ma phong, đơn độc, phong chẩn… Cũng theo sách "Bản thảo thập di" ấu trùng ong đất (thổ phong tử) ngoài những tác dụng trên còn dùng để chữa nhiệt tích trong bụng, đại tiểu tiện khó khăn, phụ nữ khí hư, bạch đới…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.