»

Thứ năm, 21/11/2024, 14:08:17 PM (GMT+7)

Olympic Rio 2016: Biển tràn ngập rác, bơi thì phải ngậm mồm

(17:48:54 PM 29/07/2016)
(Tin Môi Trường) - Các VĐV tham dự những môn thi dưới nước tại Olympic Rio vào tháng tới được cảnh báo rằng không nên mở miệng ra khi đang thi đấu kẻo hớp phải nguồn nước nhiễm bẩn vào cơ thể.

Cảnh báo này đang khiến hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi trên thế giới lo lắng.

 

Olympic[-]Rio[-]2016:[-]Biển[-]tràn[-]ngập[-]rác,[-]bơi[-]thì[-]phải[-]ngậm[-]mồm

Rác trôi nổi ở Vịnh Guanabara, nơi sẽ diễn ra môn đua thuyền và lướt ván buồm


Rác gây bệnh

Tại Thế vận hội mùa Hè năm nay, Vịnh Guanabara là nơi sẽ diễn ra môn đua thuyền và lướt ván buồm, còn bãi biển Copacabana là điểm thi đấu hai môn bơi marathon và nội dung bơi trong 3 môn phối hợp. Tuy nhiên, nơi đây đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi nạn xả rác bừa bãi. Nỗ lực để dọn dẹp rác thải thô và rác thải gia đình trôi nổi trên biển của chính quyền thời gian qua chưa thấm vào đâu. Mỗi ngày, mức độ ô nhiễm được đánh giá lại thêm trầm trọng.

Thực trạng khiến các nhà môi trường và các nhà khoa học phải lên tiếng quan ngại. “Chúng tôi được khuyên phải ngậm chặt miệng khi làn nước bắn lên”, thành viên đội đua thuyền Hà Lan Afrodite Zegers cho biết. Một bác sĩ người Brazil thậm chí còn cảnh báo rằng những vận động viên thi đấu môn marathon ở dưới nước “theo nghĩa đen là bơi trong mớ rác thải hỗn độn của con người và họ có nguy cơ mắc bệnh từ những vi sinh vật”.

Trước những quan ngại, HLV đội tuyển đua thuyền nữ Tây Ban Nha Nigel Cochrane đã có buổi thị sát địa điểm các vận động viên sẽ tranh tài. Kết thúc chuyến đi, ông thốt lên: “Thật kinh tởm!”.

Không chỉ các vận động viên, du khách tới Rio de Janeiro thời điểm này cũng được cảnh báo về thực trạng ô nhiễm nguồn nước. Theo kết quả kiểm tra mới nhất của chính phủ và các nhà khoa học, các bãi biển nổi tiếng cho khách du lịch như Ipanema và Leblon cũng bị ô nhiễm và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của du khách.

Rác cản đường tới đích


Hiện tại, một số đoàn thể thao đã tập luyện tại các khu vực trên để chuẩn bị cho ngày tranh tài. Đoàn đua thuyền của Australia cho biết trong lúc tập, họ thường xuyên phải dừng thuyền vì vướng phải rác. Có vô vàn các loại rác thải, từ túi bóng, đồ nhựa, xác động vật cho tới cả xác người.

“Cứ hai hoặc 3 lần mỗi ngày chúng tôi lại phải vớt rác vướng vào mái chèo. Mỗi lần, chúng tôi phải dừng lại, nâng mái chèo và gỡ rác”, nhà vô địch Olympic môn đua thuyền dinghy Mat Belcher cho biết. “Sẽ tốt hơn nếu chúng tôi phải làm việc đó một hoặc hai lần mỗi tuần”.

Nhưng bất chấp sự đảm bảo từ ban tổ chức, Belcher vẫn lo sợ rác sẽ ảnh hưởng đáng kể tới cuộc đua huy chương. “Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra”, anh nói. “Những gì chúng tôi được biết là họ đang cố gắng thu dọn đống rác thải khổng lồ này mỗi ngày và cố gắng để không có chuyện gì xảy ra”.

Dẫu vậy, Belcher có lý do để lo lắng. Những túi nhựa trôi nổi từng suýt khiến Belcher và đồng đội Will Ryan đánh mất huy chương vàng ở sự kiện đua thuyền tại Rio năm 2014. Họ bị tụt lại cuối cùng trong cuộc đua chung kết sau khi phải dừng lại để bỏ rác vướng vào thuyền. Mặc dù sau đó nỗ lực đã giúp họ bắt kịp các đối thủ và vươn lên giành huy chương nhưng trải nghiệm đó khiến Belcher không thể quên.

Trở lại Rio sau 2 năm, mọi thứ trước mắt Belcher thậm chí còn tệ hơn trước. “Nước vẫn ô nhiễm và có rất nhiều rác. Tôi thấy xác động vật, đồ đạc, túi nhựa, vỏ lon bia và nước ngọt”. Belcher và các vận động viên tham dự các môn thi đấu dưới nước giờ chỉ biết hy vọng vào nỗ lực của chính quyền. “Chúng tôi nghe nói ban tổ chức đang cố gắng làm mọi thứ có thể để đảm bảo nguồn nước trở nên sạch sẽ hơn. Chúng tôi hy vọng điều đó sẽ sớm được hoàn tất”.

2015 Năm 2015, đạo diễn Stephen Daldry đã làm bộ phim chủ đề về rác thải mang tên Trash. Sau thời gian tìm kiếm, ông đã chọn Rio làm bối cảnh để thực hiện tác phẩm của mình.

100 Nếu chăm chỉ, 100 USD là số tiền một người nhặt rác ở Rio có thể kiếm được trong một tuần.

6 Theo tính toán của các chuyên gia, để làm sạch Vịnh Guanabara, trước tiên cần phải làm sạch 6 dòng sông ô nhiễm đang đổ nước ra vịnh này. Chi phí dự kiến lên tới 6 triệu USD.

60% người Brazil không thích Olympic

Theo cuộc thăm dò được tiến hành bởi Ibope, có tới 60% người Brazil cho rằng Thế vận hội mùa Hè sẽ mang lại những điều xấu hơn là điều tốt đẹp cho đất nước của họ. Chỉ có 32% số người tham gia cuộc thăm dò tin vào điều tích cực của sự kiện thể thao này. Mức độ bi quan còn lớn hơn cả khi Brazil tổ chức World Cup 2014.

Tuy nhiên, Thị trưởng Eduardo Paes của Rio đã gạt sang một bên kết quả các cuộc thăm dò. Chia sẻ với tờ Estadao, ông cho biết “mọi người rồi sẽ hiểu được sự vĩ đại của Thế vận hội. Thành phố Rio sẽ được hưởng lợi từ đó. Thế vận hội tượng trưng cho thành công của thành phố, một chiến thắng vĩ đại”.

Khánh Đan (Thể thao & Văn hóa)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Olympic Rio 2016: Biển tràn ngập rác, bơi thì phải ngậm mồm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI