Ở nơi săn bắt cá tôm bằng động vật... rái cá
(08:17:42 AM 03/04/2014)Bắt cá bằng… rái cá là một trong những nghề truyền thống lâu đời ở Bangladesh. Trong nhiều thế kỷ, ngư dân nơi đây đã biết sử dụng những con rái cá được huấn luyện để lùa cá tôm vào lưới, một kỹ thuật độc nhất vô nhị được truyền đời từ cha sang con qua nhiều thế hệ.
Như là một phần của truyền thống, ngư dân buông lưới xuống nước ở các khu vực gần bờ. Cùng lúc đó, những chú rái cá cưng của họ nhanh nhẹn lao mình khỏi con thuyền với sợi dây buộc hờ trên lưng.
Chúng đang nóng lòng chờ lệnh từ người chủ. Và với một cú giật nhẹ sợi dây, những cộng sự trung thành và cần mẫn này sẽ lặn sâu xuống đáy sông tìm cá.
Tuy nhiên, chúng không trực tiếp bắt lấy mà chỉ khéo léo lùa lũ cá tôm đang hoảng loạn về phía tấm lưới đã giăng chờ sẵn.
Thuyền của ngư dân neo đậu ven sông Chitra ở ngoại ô Narail, chờ đêm đến để bắt đầu một buổi đánh cá độc đáo.
Việc đánh bắt cá bởi đàn rái cá thường diễn ra vào ban đêm, tương ứng với thói quen săn mồi ban đêm của loài rái cá trong môi trường hoang dã.
Những ngư dân nghèo khổ nơi đây thường phải làm việc cật lực cho đến tận bình minh, cố gắng bắt đủ số cá để nuôi sống bản thân và gia đình họ. Mỗi đêm như thế thường mang lại cho họ chừng 4-12 kg tôm cá, tương đương 5-10USD, số tiền hết sức khiêm tốn cho cả một gia đình.
“Công việc của chúng tôi phụ thuộc nhiều và những con rái cá”, Shashudhar Biswas – một ngư dân ở huyện Narail thuộc miền Nam Bangladesh cho biết.
“Chúng đảm nhiệm việc phát hiện cá tôm giữa cây cỏ lau sậy, sau đó lùa tất cả về phía lưới giăng sẵn của chúng tôi. Nếu không có chúng, chúng tôi sẽ không thể bắt được nhiều khi đi đánh cá!”, người con trai Vipul nói thêm.
Những “cộng sự” đặc biệt cũng đang nóng lòng xung trận
Điều đáng nói là cá tôm tại các sông suối trong vùng đang ngày càng trở nên khan hiếm và khó đánh bắt. Nhiều loài cá ngư dân thường xuyên bắt được vài chục năm về trước thì ngày nay đã không còn xuất hiện.
Theo giáo sư động vật học Mohammad Mustafa Feeroz tại Đại học Dhaka (Jahangirnagar), các quần thể cá tôm tự nhiên suy giảm mạnh vì đơn giản là chúng không sinh sản được. Ô nhiễm nguồn nước từ dầu, việc sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi trên các cánh đồng và nhiều nguyên nhân khác nữa đang khiến cho tình trạng này thêm nghiêm trọng.
Feeroz đã nghiên cứu loài rái cá ở Bangladesh trong suốt 25 năm qua. Ông cũng chứng kiến một sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng những gia đình đánh bắt cá cùng rái cá, từ 500 hộ (hơn 20 năm về trước) xuống chỉ còn 150 hộ ngày nay. “Nếu so với 50 năm về trước thì đã giảm đi khoảng 90 phần trăm số lượng”, ông nói.
Bên cạnh sản lượng cá suy giảm, ngư dân cũng ngày càng khó khăn trong việc tìm rái cá tự nhiên để huấn luyện. Trước đây, mỗi gia đình thường sở hữu bầy rái cá từ 15-20 con, ngày nay thì chỉ 4-5 con cũng đã là nhiều, vì lượng cá bắt được không đủ để nuôi sống cả gia đình ngư dân và “cộng sự” của họ.
Những con vật tuyệt đẹp với bộ lông óng mượt và thân mình săn chắc, chúng thuộc loài rái cá lông ngăn quý hiếm trên thế giới.
Hiện không còn nhiều gia đình ngư dân giữ được nghề đánh bắt bằng rái cá truyền thống này do thu nhập ít ỏi
“Ngày trước chúng tôi bắt được nhiều cá, đủ cho cả rái cá và người. Nhưng bây giờ, ngay cả khi đã đánh bắt suốt đêm, chúng tôi cũng không thể nào có đủ lượng cá tôm để sinh sống và chăm sóc bầy rái cá!”, một ngư dân có tên là Shushendu Shikder cho biết.
Ngay cả chàng ngư dân trẻ Vipul cũng tỏ ra không mấy lạc quan với công việc của mình. Trong gia đình chỉ mỗi mình cậu là yêu thích và quyết tâm nối nghiệp cha, trong khi tất cả anh chị em khác đều theo đuổi việc học hành với hy vọng có thể thoát ly khỏi những con thuyền cũ kỹ và công việc đánh bắt bấp bênh, vất vả.
Vipul cũng lo ngại rằng việc đánh bắt bằng rái cá sẽ sớm trở nên không còn lợi nhuận, đơn giản vì lượng cá tôm bắt được chỉ còn đủ để cậu chăm sóc bầy rái cá của mình. Hiện cậu đang sở hữu 5 con rái cá (gồm hai con trưởng thành và 3 “học viên trẻ”), và chỉ riêng chúng đã ngốn 3-4 kg cá mỗi ngày.
Chú rái cá đang tự thưởng cho mình một con mồi tươi rói sau cuộc đi săn vất vả
Công việc độc đáo này nếu được quan tâm sẽ có thể trở thành một tiềm năng du lịch hấp dẫn của địa phương
Trong khi đó, các chuyên gia về bảo tồn động vật hoang dã lại lo lắng hơn cho quần thể rái cá ở Bangladesh nói chung. Môi trường ô nhiễm và lượng cá tôm giảm mạnh đang đe dọa sự sống còn của những con rái cá lông ngắn quý hiếm.
Những con rái cá được nuôi thì rất ổn vì chúng được con người chăm sóc. Tuy nhiên phần lớn những cá thể sinh sống hoang dã đang đối diện với nguy cơ không tìm đủ lượng thức ăn để sinh sống và phát triển đàn.
Chỉ hy vọng là với sự quan tâm ngày càng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, những con rái cá tuyệt đẹp cùng với kỹ thuật đánh bắt độc nhất vô nhị của ngư dân nơi đây sẽ sớm tìm được giải pháp tốt đẹp cho tương lai của chúng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.