Nơi tử thần ẩn náu trong thiên đường
(14:54:40 PM 05/07/2014)
Đảo Ilha de Queimada Grande, hay còn gọi là Đảo Rắn, nằm ở phía nam Đại Tây Dương và cách bờ biển bang Sao Paulo, Brazil khoảng 35 km. Đây là nơi hơn 400.000 rắn cực độc trú ngụ.
Loài rắn nguy hiểm nhất thế giới, rắn hổ lục đầu vàng, cũng hiện diện ở đây.
Tuy rắn hổ lục đầu vàng là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở những nơi khác trên thế giới nhưng mật độ của chúng trên đảo rất cao - từ 1 tới 5 con trên mỗi m2.
Chiều dài của rắn hổ lục đầu vàng khi trưởng thành có thể đạt tới hơn một mét và nọc độc của chúng mạnh gấp 5 lần so với nọc rắn trong đất liền.
Sau khi rắn hổ lục đầu vàng cắn, vết thương của nạn nhân sẽ sưng. Nạn nhân sẽ đau đầu, nôn mửa, chảy máu đường ruột, đái ra máu, xuất huyết não và hoại tử cơ.
Ngoài rắn hổ lục đầu vàng, rất nhiều loài rắn nguy hiểm khác cũng sống tại nơi đây.
Theo khảo sát của các chuyên gia, rắn lục gây ra 90% trường hợp tử vong do rắn cắn tại Brazil.
Người dân Brazil thường kể cho những vị khách du lịch hai câu chuyện về những người chết vì rắn trên hòn đảo.
Nhân vật chính trong câu chuyện thứ nhất là một ngư dân. Trong một lần đi biển, ông đã ghé vào hòn đảo để hái quả và một con rắn cắn ông. Người ngư dân vội vã chạy về thuyền. Nhưng sau đó vài ngày, người dân đã phát hiện ông chết trên chiếc thuyền đang trôi lênh đênh và nằm trong một vũng máu.
Câu chuyện thứ hai nói về người canh ngọn hải đăng và gia đình. Vào một đêm yên bình, khi ông và vợ cùng 3 đứa con đang ngủ, những con rắn đã bò vào nhà và tấn công họ. Người canh ngọn hải đăng cùng gia đình đã cố gắng chạy trốn ra thuyền nhưng không kịp. Họ chết trước khi chạy tới bờ biển.
Thiên nhiên ban tặng cho đảo Ilha de Queimada Grande những "công trình" tuyệt đẹp. Lẽ ra nó có thể trở thành thiên đường du lịch tại Brazil.
Chính phủ Brazil từng lên kế hoạch biến hòn đảo thành một trang trại trồng chuối. Nhưng do lượng rắn trên đảo quá lớn nên kế hoạch đã thất bại.
Đảo Rắn nguy hiểm tới mức hải quân Brazil đã cấm tất cả mọi người, trừ một số nhà khoa học, bước lên hòn đảo
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.