Nơi cô dâu không mặc áo cưới !
(12:03:39 PM 17/10/2011)
Những mái ấm gia đình trên một góc đảo Phú Quý. Ảnh: Trần Lê |
“Nói chừng” nên vợ nên chồng
“Ở đảo Phú Quý, chuyện yêu đương không phức tạp như đất liền đâu”, Thư - anh “cán bộ đường lối” của UBND huyện bảo. Trước đây, phần nhiều hai gia đình thân nhau, kết sui gia trước, rồi hướng con cái nên vợ chồng. Bây giờ tự do yêu đương, trai gái không phải chịu việc cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nữa, nhưng chuyện này vẫn không hiếm và nhiều đôi trẻ cũng mặn nồng với tình duyên do cha mẹ sắp đặt. Bởi đảo nhỏ xíu, trai gái biết nhau từ bé, lớn lên thành bạn bè, rồi yêu nhau.
Tình yêu mộc mạc, ít hẹn hò. “Ở đây đàn ông quanh năm đi biển, phụ nữ ở bờ, chỉ có mùa biển động mới có dịp gặp nhau, nhưng đêm đến con gái không được ra khỏi nhà vì sợ điều tiếng. Muốn tìm hiểu nhau chỉ có cách trai đến chơi nhà gái (mà phần nhiều gặp nhau trước mặt cha mẹ vợ tương lai). Cũng vì vậy mà tình yêu ở họ hiếm khi gặp trục trặc, giận hờn, vì “đường đi nước bước” đều có cha mẹ quản”, Thư cho biết.
Yêu nhau đơn giản, cưới nhau càng đơn giản. Tiên, cô văn thư dễ thương của văn phòng UBND huyện như bắt được nhịp khi nghe hỏi chuyện cưới hỏi: “Tục lệ ở đây đơn giản lắm. Trai gái yêu nhau, nếu ưng nhau thì báo tin với cha mẹ. Cha mẹ chàng trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt sang nhà cô gái nói chuyện, mà ở đảo gọi là “nói chừng”. Thế là ngay ngày hôm đó, đôi trẻ nên vợ chồng mà không cần lễ vật, tiệc tùng”.
Ở đảo, con gái lớn lên được cha mẹ cho một phòng riêng và đêm đó chàng rể sang nhà cô dâu ngủ, coi như đêm tân hôn của hai vợ chồng. Điều đặc biệt là sau khi thành vợ chồng, chàng trai vẫn ở nhà mình còn cô gái ở nhà mẹ đẻ. Buổi tối thì vợ chồng được ở với nhau tại nhà cô gái. Và trong khoảng thời gian cô gái còn ở nhà mẹ đẻ, nếu nhà trai có việc hệ trọng (đám tiệc, giỗ chạp, dựng nhà...) thì sang “mượn” con dâu một vài ngày, nhà gái cũng có thể “mượn” con rể. Lộc - phóng viên trẻ của Đài Truyền thanh tiếp phát truyền hình huyện Phú Quý giải thích - ở như vậy là để cả hai gia đình còn được nhờ con mình thêm một thời gian.
Như Lộc cùng vợ cưới nhau đã hơn 3 năm nay, nhưng đôi vợ chồng trẻ này vẫn hai nơi, mặc dù sáng sáng họ tay trong tay đến công sở. Lộc bảo: “Vợ chồng em vừa đi học vừa đi làm, chưa quyết định có con vội vì vợ mới học xong, muốn để vợ rảnh tay giúp gia đình một vài năm trả hiếu cho cha mẹ”.
Có những cặp vợ chồng trên đảo, sáng chở nhau đi làm, nhưng ai vẫn ở nhà người nấy. Ảnh: Trần Lê |
Đôi vợ chồng trẻ cứ ai ở nhà người ấy cho đến khi nào cha mẹ người con trai thấy cần con dâu về sống chung, hoặc khi đôi vợ chồng trẻ có con thì nhất định phải về nhà trai. Ngày cô dâu về nhà chồng, nhà trai đưa lễ vật đơn sơ, gồm trầu cau, rượu, xôi gà cùng ông mai đến nhà gái xin đón con dâu và… cháu nội. Thủ tục phải có trong lễ rước dâu, rước cháu là lễ “phạt ông bà”, tức báo cáo với tổ tiên cho phép cô dâu làm thành viên chính thức của dòng họ.
Tiên chỉ chiếc nhẫn cưới của mình: “Em lấy chồng năm 19 tuổi. Cả em và chồng đều là công chức nhà nước, nhưng chuyện cưới xin cũng không ngoài tục lệ. Sau khi cha mẹ hai bên nói chừng với nhau, vợ chồng em đăng ký kết hôn, rồi trao nhẫn cưới, mà cả việc trao nhẫn cưới cũng chỉ mới có vài năm nay, ở giới công chức. Gần 3 năm cưới nhau, em vẫn ở nhà với cha mẹ, còn chồng em thì ở nhà anh ấy”.
Ông Trần Thanh Phong, ở xã Long Hải, huyện Phú Quý, người nhiều năm nghiên cứu, ghi chép lại lịch sử của hòn đảo này cho biết, tổ chức tiệc tùng đám cưới không phải là khó khăn, vì cuộc sống trên đảo hiện nay đã thay đổi và khá giả. Nhưng xuất phát từ ngày xưa, cuộc sống còn cơ cực, điều kiện tổ chức lễ cưới như đất liền không có nên ông bà cũng chẳng rườm rà chuyện cưới xin, con cái thương yêu nhau thì cho phép về sống chung, sinh con đẻ cái, rồi thành phong tục.
Ông Phong cười: “Mà chuyện không cưới xin giờ lại hợp thời. Cưới hỏi tốn kém, nếu các đôi vợ chồng trẻ về sống với nhau không hạnh phúc thì khổ bội phần. Cần nhất là vợ chồng trẻ yêu thương, có điều kiện làm ăn và sống với nhau hạnh phúc”.
Không có tiệm thuê áo cưới...
Mặc dù cưới hỏi vài năm gần đây cũng có diễn ra, nhưng ở giới công chức và một số người có dây mơ rễ má với đất liền. Muốn tổ chức đám cưới, người ta phải đi tàu biển 6-7 giờ vào TP.Phan Thiết chụp ảnh, thuê áo cưới và tất cả các dịch vụ. Ngày cưới cũng chỉ là ngày họp mặt thân mật của bạn bè, người thân và khách mời cùng bắt tay lo cho chú rể cô dâu, từ dựng rạp, tiệc đãi khách cho đến các khâu văn nghệ phục vụ đám cưới.
Nay, giới công chức và các bạn trẻ vào đất liền học tập, công tác, khi về đảo vẫn mang theo chuyện cưới hỏi của đất liền. Thế nhưng, nếu vợ chồng cùng sinh ra, lớn lên ở đảo muốn có một đám cưới cũng không phải đơn giản. Bích Dung, phát thanh viên Đài Truyền hình Phú Quý khẳng định: “Dù sinh ra, lớn lên ở đảo, nhưng với em, em vẫn muốn ngày cưới của mình được tổ chức vui tươi như bạn bè ở đất liền. Tuy nhiên, đã là tục lệ thì mình khó làm khác”. Dung giải thích, nếu nhà gái tổ chức đám cưới, nhưng nhà trai không đồng ý thì cũng không thể thực hiện, và ngược lại cũng vậy, nếu nhà trai muốn làm đám cưới, mà cha mẹ nhà gái không chịu cũng phải theo tục lệ thôi.
Cuộc sống trên đảo ngày càng sung túc, ấm no như cái tên Phú Quý vậy. Đảo có 3 xã, khoảng 26 nghìn dân với đầy đủ các điều kiện vui chơi giải trí, văn hóa, dịch vụ, giao thương cũng ngày càng thuận tiện hơn, nhưng điều đặc biệt của huyện đảo này là không có những cửa tiệm cho thuê đồ cưới như ở đất liền. Gần đây cũng có một tiệm mở ra nhưng cả năm chẳng ai đến thuê áo cưới, dù mỗi ngày trên đảo có vài đôi trai gái nên duyên vợ chồng, thế là đành dẹp tiệm.
Nói chuyện cưới hỏi, ông Huỳnh Văn Hưng, Bí thư Huyện ủy, kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quý cho biết, ở đây không có những thủ tục cưới xin rườm rà, tốn kém, nhưng phần lớn các cặp vợ chồng trẻ ở đảo đều sống rất hạnh phúc, chí thú làm ăn. Con cái tới tuổi lao động đi làm biển, vốn liếng góp hết cho cha mẹ. Cha mẹ dù nghèo cũng cố lo cuộc sống đảm bảo cho con trước khi ra riêng.
Nhà nào khá thì cho con một đầu hùn ở các tàu thuyền, như hình thức góp cổ phần làm ăn ở đất liền. Khá hơn nữa thì có thêm mảnh đất, căn nhà, những nhà nghèo cũng cố gắng hỗ trợ con trai bằng cách giữ tiền công đi biển để làm của hồi môn cho con. Vì vậy, các gia đình nhỏ ở đảo Phú Quý không nghèo đói, con trai ít thất nghiệp.
Tuy nhiên, trong thời buổi hiện đại này, không tổ chức đám cưới cũng có phần thiệt thòi cho các bạn trẻ. Và đáng lo là độ tuổi bình quân kết hôn ở Phú Quý khá thấp. Nhiều gia đình ngư dân cũng không nhớ thủ tục đăng ký kết hôn. Cán bộ cơ sở phải vận động các gia đình đăng ký kết hôn sau nhiều năm chung sống, rồi thủ tục khai sinh cho trẻ trong trường hợp sinh con trước hôn nhân… Độ tuổi kết hôn thấp nên dân số của huyện đảo Phú Quý khá trẻ. Ở đây, trai gái lớn lên, thích nhau thì về ở với nhau, người ta lập gia đình trước khi lập nghiệp nên mọi gánh nặng đè lên vai người đàn ông và tỉ lệ sinh con thứ 3, thứ 4 là điều chính quyền huyện đảo đã và đang lo ngại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.