»

Thứ sáu, 22/11/2024, 13:02:35 PM (GMT+7)

Người Hà Nội cũng "toòng teeng" qua sông Hồng

(08:29:31 AM 20/08/2014)
(Tin Môi Trường) - Phương tiện qua sông người dân gọi là “cáp treo” là hai trụ sắt đặt cố định ở đầu bờ sông nối với dây cáp và được gắn động cơ xe máy để hoạt động.


Người dân đu dây qua sông Hồng thu hái chuống và nhiều hoa màu khác - Ảnh: QUANG THẾ


 


Hơn một năm nay, người dân ở thôn Mai Châu, xã Đại Mạch (huyện Đông Anh, Hà Nội) thường xuyên đu qua sông Hồng bằng “cáp treo” tự chế để hái chuối và hoa quả khác thay vì đi thuyền như trước đây.

Phương diện đưa người, hoa quả, phân bón qua sông mà người dân gọi là “cáp treo” là hai trụ sắt được đặt cố định ở đầu bờ sông nối với dây cáp và được gắn một động cơ xe máy để hoạt động.

Nhiều người cho biết, khi chưa có “cáp treo”, thu hoạch hoa quả bên bãi bồi gặp nhiều khó khăn. Mùa nước cạn thì phải vác từng buồng chuối, quả ổi, mướp qua sông, còn nước sâu thì đi thuyền mất rất nhiều thời gian và nguy hiểm.

“Cuộc sống của người dân thôn tôi chủ yếu dựa vào mấy mẫu chuối, ổi, mướp… bên bãi bồi nhưng mỗi khi đến mùa thu hoạch thì vất vả lắm".

Thấy nhiều khu du lịch có cáp treo lên núi, người dân trong thôn bèn nghĩ kế để đóng góp tiền làm cáp treo.

Từ ngày có cáp treo thì việc chăm sóc cũng như thu hoạch hoa quả thuận lợi hơn” - ông Trần Quang Hòa (51 tuổi, người dân thôn Mai Châu) cho biết.

Có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng “cáp treo” tự chế để qua sông rất nguy hiểm, bà Đàm Thị Thu (62 tuổi, thôn Mai Châu) cho hay:

“Nếu không sử dụng cáp treo thì người dân chúng tôi lại phải đi thuyền và vác bộ như trước đây. Khi nước lên, chảy xiết, đưa được vài nãi chuối sang đến bờ thì mất rất nhiều thời gian và chuối không còn đẹp. Khi tôi sử dụng cáp để đưa hoa quả qua sông thì chỉ cần cán bộ trên xã, trên huyện kiểm tra định kì mức độ an toàn của cáp là được”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Vạn - phó thôn Mai Châu cho biết, diện tích ở khu vực bãi bồi thôn sông Hồng mà người dân trồng chuối có khoảng 20 hécta. Sản lượng hoa quả ở thời điểm đại mùa lớn nên người dân trong thôi phải sử dụng cáp tời.

“Thôn Mai Châu có 3 cáp tời được người dân tự chế để đưa nông sản sang bên bờ. Từ khi đưa vào sử dụng trên địa bàn thôn chưa bao giờ xảy ra tai nạn trên những cáp tời này” - ông Vạn cho biết thêm.

Quang Thế- TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người Hà Nội cũng "toòng teeng" qua sông Hồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI