Ngôi làng lạnh nhất Trái đất
(14:53:39 PM 11/11/2015)
Oymyakon - ngôi làng nhỏ nằm ở phía đông bắc nước Nga là nơi lạnh nhất quả đất - Ảnh: Daily Mail
Oymyakon - ngôi làng nhỏ nằm ở phía đông bắc nước Nga - được biết là nơi lạnh nhất có dân cư sinh sống trên Trái đất. Oymyakon có nhiệt độ trung bình mùa đông dưới -45 độ C, kỷ lục vào tháng 2-1933 nhiệt độ xuống tới -71,2 độ.
Thế nhưng, cái tên Oymyakon lại có nghĩa là “nước không đóng băng” vì ở đây có một con suối nước nóng không bao bị đóng băng.
Trước những năm 1920, Oymyakon là một điểm dừng chân cho những người du mục chăn tuần lộc. Nhưng chính phủ Liên Xô đã nỗ lực giải quyết các quần thể du mục lạc hậu này và biến nơi đây thành ngôi làng để người dân định cư lâu dài.
Ngày nay, ngoài dân Nga còn có khá nhiều các dân tộc thiểu số khác sinh sống. Dù thời tiết quá khắc nghiệt, làng Oymyakon vẫn là nơi sinh sống của hơn 500 người. Gần đây còn có một khách sạn nhưng không có nước nóng và nhà vệ sinh.
Với nhiệt độ quá thấp như vậy, máy bay không thể hạ cánh vào mùa đông, và du khách phải mất 2 ngày di chuyển bằng xe hơi để đến đây từ thành phố Yakutsk cách đó 927km.
Vào mùa đông, bên ngoài trời tối đen đến 21 giờ mỗi ngày, các cột đèn giao thông phủ kín bởi băng tuyết, người đi lại rất thưa thớt và khung cảnh lúc này trông cực kỳ lạnh lẽo, hoang vu.
Cư dân phải dùng rất nhiều thủ thuật để chống lại và đối phó với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Hầu hết những hộ gia đình ở đây sử dụng nhà vệ sinh bên ngoài, bởi hệ thống ống nước trong nhà có thể bị đóng băng gây tắc nghẽn.
Ôtô được cho nổ máy suốt 24/7 trong “nhà để xe” vì sợ không thể khởi động lại. Thậm chí nếu có loại bảo hiểm cho điện thoại nếu không hoạt động trong thời tiết này họ cũng sẵn sàng mua.
Việc chôn cất người chết ở đây cũng phải mất đến vài ngày. Họ phải rã đông mặt đất bằng một đống lửa lớn rồi mới tiền hành đào hố để đặt quan tài xuống.
Những bộ lông thú có thể được coi là xa xỉ ở nhiều nước, nhưng ở Oymyakon đó là thứ duy nhất để giữ ấm cho cơ thể.
Về nguồn thực phẩm, cây trồng không thể phát triển trên mặt đất đóng băng nên người dân chỉ trồng được một ít rau củ vào mùa hè ngắn ngủi. Vì vậy, chế độ ăn của người dân ở đây phần lớn là thịt tuần lộc, thịt ngựa và cá đông lạnh.
Họ sử dụng sữa động vật để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Máu ngựa đông đá, cá đông lạnh bào với mì ống là một trong những món đặc sản ở đây.
Trong những ngày tuyết quá dày ở các nước Tây Âu, người ta có thể đóng cửa các trường học trong nhiều ngày, nhưng riêng trường học ở Oymyakon chỉ khi nhiệt độ giảm xuống dưới -52 độ C mới đóng cửa.
Ngoài ra, người dân phải phải đối mặt với một loạt khó khăn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bút mực đóng băng, pin hết điện nhanh hơn, kim loại dính vào da, xe không thể nổ máy nếu không có một đống lửa làm ấm bên cạnh...
Các nhà máy điện thường xuyên lâm vào cảnh không thể hoạt động nhiều giờ...
Thời tiết khắc nghiệt khiến thực vật cũng khó sinh sống và phát triển - Ảnh: Amusing
Ngôi làng Oymyakon hiện là nơi sinh sống của hơn 500 người Nga và các dân tộc thiểu số khác - Ảnh: Amusing
Cuộc sống sinh hoạt nơi đây rất khó khăn - Ảnh: Amusing
Đâu đâu cũng thấy toàn màu trắng của tuyết phủ - Ảnh: Daily Mail
Cả đường, đèn giao thông cũng bị tuyết phủ đầy - Ảnh: Daily Mail
Người dân đang cắt những tảng băng chất lên xe tải - Ảnh: Daily Mail
Hầu hết các ngôi nhà ở đây đều sử dụng than, củi để sưởi ấm - Ảnh: Daily Mail
Người đàn ông gõ những băng tuyết đóng cứng trên dây điện - Ảnh: Daily Mail
Cả nước sôi cũng đóng băng nhanh chóng khi người dân tạt ra ngoài thời tiết lạnh - Ảnh: Amusing.
Người dân để xe hơi nổ máy suốt ở nhà mặc dù không dùng đến, vì sợ nó không khởi động được - Ảnh: Amusing.
Người dân đốn củi để làm nhiên liệu sưởi ấm - Ảnh: Daily Mail
Hai vợ chồng người Nga đang ăn trưa trong cabin xe tải của họ trong khu rừng phía ngoài Tomor - Ảnh: Daily Mail
Trẻ em sinh sống trong điều kiện thời tiết thế này quả là một điều diệu kỳ - Ảnh: Daily Mail
Vẫn thu hút du khách trải nghiệm
Ở Oymyakon không có nhiều hoạt động để trải nghiệm, thế nhưng các công ty du lịch vẫn tổ chức tour cho du khách đến thăm ngôi làng vào giữa mùa đông. Chỉ đơn giản là họ muốn biết cuộc sống ở nơi lạnh nhất trên trái đất thực sự như thế nào.
Các tour du lịch này sẽ đưa du khách tới các trang trại địa phương và viện bảo tàng, trải nghiệm câu cá trên băng, săn tuần lộc và đặc biệt là được ngâm mình trong suối nước nóng Oymyakon trong khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới âm hàng chục độ C.
Không chỉ du khách mới trải nghiệm các hoạt động nhảy vào nước lạnh để ngâm mình, mà cả già, trẻ, trai, gái ở ngôi làng cũng thực hiện việc này nhằm tránh nhiễm bệnh hiệu quả hơn.
Cây cầu được làm từ băng ở ngôi làng này - Ảnh: Daily Mail
Một tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp được tạo nên từ băng trên sông Lena - Ảnh: Daily Mail
Di chuyển trên những con đường ngập trong tuyết trắng cũng là một trải nghiệm - Ảnh: Daily Mail
Không chỉ khách du lịch, kể cả dân làng cũng tắm mình trong những bể nước lạnh buốt - Ảnh: Daily Mail
Alexander Gubin, 43 tuổi, chuẩn bị lặn xuống hồ Labynkyr ở thung lũng Omyakon - Ảnh: Daily Mail
Săn tuần lộc là một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến đây - Ảnh: Amusing
Thông tin cho bạn
- Du khách phải đi máy bay từ Moscow đến Yakutsk, sau đó bắt xe hơi để đến làng Oymyakon cách đó 927km.
- Ngoài ra, cũng có thể đi trên tuyến đường “The road of bones” - một tuyến đường sắt đến Tommot, cách thành phố Yakutsk khoảng 400m.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.