Ngôi làng chìm nghỉm trong nước thải từ mỏ đồng 
(20:12:21 PM 13/06/2017)
(Tin Môi Trường) - Nhiếp ảnh gia Amos Chapple ghi lại hình ảnh của thị trấn ma Geamana, nơi dần bị chôn vùi trong bùn và nước thải từ mỏ đồng gần đó.
>> Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) >> SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố >> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung >> Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
Tháp nhọn của nhà thờ nằm trên đỉnh đồi này là một trong số ít những công trình chưa chìm dưới 90 m nước thải và bùn công nghiệp ở làng Geamana, Romania.
Đầu thập niên 1970, nơi đây vẫn còn là một khu dân cư xanh tươi, xinh đẹp. Người dân đã di tản khỏi làng khoảng 40 năm trước để nhường chỗ cho hoạt động khai thác mỏ đồng Rosia Poieni.
Nhiếp ảnh gia người New Zealand - Amos Chapple - đã tới ngôi làng ma này để ghi lại hình ảnh tiêu điều và thảm hại của Geamana.
Khoảng 300 gia đình đã nhận tiền đền bù và tản ra sống ở các vùng đất khác của Romania vào năm 1977.
Một số khu vực của hồ nước nhân tạo này đã đổi thành màu đỏ do nước mưa ngấm axit chảy ra từ mỏ.
Rosia Poieni là mỏ đồng lớn thứ hai châu Âu, với khoảng 500 công nhân làm việc ở đây. Hồ nước nhiều màu phía xa là nơi ngôi làng từng tọa lạc.
Khi chính quyền xây dựng con đập để bịt kín thung lũng của Geamana, một dung dịch đặc sệt màu xám bắt đầu xuất hiện khắp đường làng.
Các loại bùn và nước thải từ mỏ đã nhấn chìm Geama. Hồ nước tiếp tục dâng cao với tốc độ gần 1 m mỗi năm.
Bùn công nghiệp tiếp tục đổ vào thung lũng. Đây là chất thải từ quá trình tách quặng ở hầu hết các mỏ.
Khu vực quanh hồ cũng trở nên cằn cỗi, cây cối không sống nổi.
Mộ của tổ tiên người dân trong làng bị bỏ lại dù đã có cam kết được di dời.
Một người dân còn ở lại đây là bà Ana Prata. Bà đang chăm lo cho nơi mình sẽ an nghỉ cạnh mộ chồng, người qua đời năm 2012.
Một trong số 20 người tiếp tục sống ở đây là bà Maria Prata năm nay 70 tuổi.
Bà Maria đến làng cùng chồng chỉ vài năm trước khi những người thăm dò mỏ xuất hiện. Nghĩa trang của làng giờ cũng đã chìm dưới nước.
Ông Nicolae Turdean, quản lý mỏ Rosia Poieni, cho biết một số dân làng đã nhận tiền bồi thường nhưng không rời đi. Họ có thể ở lại, miễn là không làm ảnh hưởng tới hoạt động của mỏ.
Gần đây, hồ nước này đã thu hút được nhiều sự chú ý của truyền thông. Tuy nhiên, các nhà quản lý không muốn khu mỏ trở nên nổi tiếng.
Theo Daily Mail
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
-
Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)