Nghệ An: Đá tảng có giá tiền triệu
(07:10:26 AM 09/03/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Những tảng đá vô tri, vô giác với vẻ đẹp sơ khai được trả giá cả triệu đồng. Người nông dân ngỡ ngàng không tin nổi mình có thể kiếm tiền “triệu” dễ dàng như thế.
>> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định >> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
Mỏ đá Lèn Nung nơi xuất thân của những tảng đá cảnh tiền triệu
Đó là chuyện của mấy năm về trước, khi đi làm công ở mỏ đá Lèn Nung, Quỳnh Xuân (Quỳnh Lưu, Nghệ An). Thấy những tảng đá có hình thù kỳ lạ, anh Trần Đức Châu (ở xóm 14, Quỳnh Xuân) cùng một số người đem về nhà xây hòn non bộ chơi. Không ngờ sau một thời gian có người khách ở thành phố Vinh về chơi ngỏ ý mua lại những tảng đó đó với giá cả chục triệu đồng.
Bỗng nhiên, có người bỏ ra một đống bạc để mua những tảng đá được xem là bỏ đi. Ông Châu cũng “ngớ người” không tin nổi rằng mình có thể kiếm được ngần ấy tiền dễ dàng như vậy.
Cũng từ đó người dân trong xóm 14 (xã Quỳnh Xuân) bắt đầu đổ xô tìm lên mỏ đá Lèn Nung và bắt đầu công cuộc “săn đá” với suy nghĩ có thể đổi đời. Lúc đó không một ai có khái niệm “đá cảnh” nghĩa là gì? Và những tảng đá như thế nào thì là đẹp, cứ thấy tảng nào có hình thù kì dị, khác thường là “khuân” ngay về.
Thông tin ở Quỳnh Xuân có nhiều đá cảnh đẹp được dân chơi đá, hòn non bộ truyền tai nhau. Nên số người tìm về mua ngày một đông, điều đó càng kích thích phong trào “lên núi săn đá” ở đây lên tới đỉnh điểm. Lúc đó cả làng đi đào đá, người người đi đào đá. Thấy ai tìm được tảng nào đẹp họ lại xúm lại bàn bạc đánh giá, như thẩm định chất lượng nghệ thuật và định giá sàn cho tảng đá đó.
Người dân ở đây vẫn truyền tụng nhau câu chuyện như cổ tích của anh Hoàng Văn Nam với tảng đá có tên “Hổ chờ” và giá bán 35 triệu đồng, ngay từ khi mới mang về.
Sở dĩ tảng đá được chủ nhân đặt tên như vậy là vì: Nhìn từ một góc cạnh nó có hình “tợ tợ” như một con cọp đang chờ mồi. Sau khi anh Nam mang nó về thí có một vị khách ở Hà Nội đã “xuống tay” ngay 35 triệu để anh sang tên đổi chủ tảng đá vừa kiếm được.
“Choáng” với số tiền mà vị khách đưa ra anh đồng ý ngay. Nhưng nghe đâu sau khi về đến Thủ Đô qua bàn tay một nghệ nhân chế tác, tảng đá của vị khách này sau khi mua lại của anh Nam đã được đội giá lên gấp nhiều lần. Lúc này anh Nam mới ngớ người ra tiếc rẻ. Nhưng lúc đó số tiền 35 triệu thực sự đã quá lớn với gia đình anh cũng như người dân vùng quê nghèo nơi đây.
Hay tin anh Nam bán tảng đá có giá trị khủng, cũng là lúc công cuộc “săn đá” của người dân nơi đây bắt đầu được đầu tư “hiện đại hóa” hơn. Các máy móc, thiết bị được đầu tư, những tảng đá to hơn được mang về.
Đường làng ngõ xóm ở đây và trên đường lên Lèn Nung đâu đâu cũng bày đá cảnh để người mua có thể thỏa sức ngắm, lựa chọn. Cả xóm 14 như một “Siêu Thị” đá cảnh mặc sức chọn lựa. Với đầy đủ các chủng loại, màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ khác nhau.
Trong năm 2011 gia đình ông Trần Đức Châu đã bán được hơn 100 triệu đồng nhờ bán đá cảnh. Ông chia sẻ: “Mấy năm trước người tìm về mua đá nhiều, hàng dễ bán, nhưng năm nay thấy khách về ít đá làm về cứ để đó không bán được. Mà đá cũng hết rồi tìm cả ngày cũng không có tảng nào đẹp ưng ý, chỉ toàn hòn nhỏ thôi”.
“Những tảng lớn, đẹp giờ không còn nữa, hiếm lắm. Chỉ còn những tảng tầm 1-2 triệu và thấp hơn. Khách về đây chủ yếu là mua về làm hòn non bộ, chứ không có những vị là “dân chơi đá” như trước nữa”. Anh Nguyễn Văn Hai chia sẻ.
Người dân ở đây cũng không còn mặn mà với công cuộc săn đá cảnh nữa. Chỉ những lúc nông nhàn họ mới lại tay mang, tay xách đi săn đá.
Tuy nhiên “siêu thị đá cảnh” ở Quỳnh Xuân vẫn bổ sung thêm nhiều hàng mới mỗi ngày. Nghề “săn đá cảnh” đã mang lại nhiều khởi sắc cho người dân nghèo nơi đây. Nhiều gia đình có nhà mới khang trang, cuộc sống đỡ đi phần nào vất vả. Nhưng đánh đổi lại những thành quả đó họ đã chịu không ít hệ lụy.
Mời bạn cùng Tin Môi Trường (tinmoitruong.com.vn) chiêm ngưỡng những nét đẹp “sơ khai” của đá cảnh nơi ở “Siêu thị đá cảnh Quỳnh Xuân”:
Đá cảnh được bày bán dọc đường lên mỏ đá
Đá cảnh với những hình thù kì dị
Đá cảnh được bày bán tràn lan
Với đủ hình thù kỳ dị....
Và đủ mọi kích thước cho khách hàng lựa chọn
Đá cảnh được vận chuyển đi các địa phương tiêu thụ
Đại An – Ngọc Tình
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.