»

Chủ nhật, 24/11/2024, 06:19:52 AM (GMT+7)

Mùa cào hến đồng

(14:49:45 PM 21/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Mùa này, dọc theo tuyến kênh Mặc Cần Dưng và các nhánh kênh số 5, số 7, số 9 thuộc địa phận huyện Châu Thành (An Giang) đâu đâu cũng tấp nập ghe xuồng cào hến đồng. Bình quân mỗi ngày bà con nghèo thu hoạch từ 200-300 kg hến, bán với giá 1.000 đồng/kg, bỏ sở hụi kiếm cũng được vài trăm ngàn đồng đủ nuôi sống gia đình.
Sáng sớm, tại đầu kênh 7, hàng chục chiếc xuồng đậu san sát nhau hì hục cào, lựa hến, tạo nên khung cảnh vui nhộn cả khúc kênh. Ngồi trước đầu chiếc xuồng tam bản, ông Trần Văn Thanh (ngụ xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú) cố hết sức tì cán cào chà sát chiếc vợt sâu xuống lớp đất bùn, rồi từ từ kéo lên từng mẻ hến.
 
Dạo sạch đất, ông đổ hến vào thau, bà Nguyễn Thị Lẹ (vợ ông Thanh) ngồi phía sau phân loại hến lớn, hến nhỏ đổ xuống khoang xuồng. Đến nay, vợ chồng ông Trần Văn Thanh đã vào nghề cào hến ngót nghét chục năm. Nhà không ruộng rẫy, cũng nhờ nghề này mà ông kiếm sống đắp đổi qua ngày.
 
Ông Thanh trần tình: “5 giờ sáng đem cơm nước theo xuồng, chạy đến kênh 7, kênh Mặc Cần Dưng bắt đầu buông tay cào cho đến 3 giờ chiều thì chở hến về nhà. Mùa nước rút, hến đồng nhiều vô số, mỗi lần cào kéo lên dính khoảng 5-6 kg. Cá biệt có những cào kéo lên nặng trịch, trúng hơn 10kg.
 
Hôm nào trúng mánh cào được hơn 300kg hến, bạn hàng cân xô với giá 1.000 đồng/kg, còn hến lựa 3.000 đồng/kg. Nhà có 5 miệng ăn, nhờ nghề cào hến mà tôi đủ tiền trang trải cuộc sống gia đình”.

Dạo sạch mẻ hến.
 
Hiện nay, ngoài cào bằng tay, bà con còn trang bị cho mình loại cào bằng máy để thu hoạch nhiều hến. Ông Nguyễn Văn Thuyền, ngụ xã Cần Đăng, huyện Châu Thành đầu tư 2 chiếc cào máy, mỗi chiếc ông thu hoạch từ 25-30 giạ hến/ngày (1 giạ khoảng 20kg).
 
“Mấy năm đầu, chủ yếu cào hến bằng tay, sau đó thấy bà con ở miệt Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ lên tận đây cào bằng máy, tôi mạnh dạn đầu tư thiết bị chuyển sang cào hến bằng máy. Nếu như cào tay một ngày kiếm khoảng chục giạ hến thì cào máy thu hoạch được gấp đôi, gấp ba.
 
Một chiếc cào tay chỉ 1 người lựa hến là đủ, còn cào máy phải có 3 người lựa hến mới kịp. Nghề cào hến tuy cực mà vui nên dân nghèo thường ví von đây chính là nghề nạo da “bà thủy”…”- ông Thuyền nói vui.
 
Bà con nghèo có thâm niên trong nghề cào hến cho hay, hến sống nhiều nhất theo những dòng kênh quanh năm bồi lắng phù sa. Đặc biệt, kênh Mặc Cần Dưng, kênh 5, kênh 7, kênh 8, kênh 9 thuộc huyện Châu Thành thì hến sinh sôi đặc quánh, nên thu hút rất đông bà con nghèo đến làm ăn.
 
Ông Thuyền cho biết, đến kênh 7 vào buổi sáng sớm có trên 50 xuồng ghe, lớn nhỏ khắp nơi chen chúc nhau cào hến. Từ lâu, ở các tuyến kênh này được phù sa bồi lắng tạo môi trường thuận lợi cho hến ở. Nếu tính sơ sơ, mỗi ngày có trên 50 đầu xuồng cào hến tại các con kênh này, một đầu xuồng thu hoạch từ 10-15 giạ hến/ngày.
 
Nghề cào hến làm quanh năm, nhưng trúng nhất là vào thời điểm mùa nước nổi kéo dài cho đến Tết. Thời điểm này, hến đồng được tiêu thụ mạnh nên chính là điều kiện để bà con nghèo kiếm tiền ăn Tết.

 

Hến vô bao chuyển đi Bến Tre.
 
Ngoài dân “bản địa” đi cào hến, tại các dòng kênh còn có dân tứ xứ thuộc các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre đến đây mưu sinh bằng nghề cào hến. Năm nào cũng vậy, hễ đến mùa nước rút là họ canh theo con nước rủ nhau đến các dòng kênh tại huyện Châu Thành để cào hến. Hết mùa, họ lại trở về quê ăn Tết.
 
“Nghề cào hến- nghề hạ bạc cũng lắm gian nan, vất vả. Có hôm trúng cũng có hôm thất phải lỗ sở hụi. Ngoài ra, nghề này phải đi xa mới có hến để cào, như mùa này, thời tiết lạnh nhưng anh em tụi tôi ráng mần kiếm tiền ăn Tết…”- anh Trương Văn Lắm, quê ở Vĩnh Long bày tỏ.
 
Cặp ven kênh cầu chữ S (xã Vĩnh Thạnh Trung) cả xóm có khoảng 150 hộ chuyên nghề cào hến đồng. Mỗi buổi chiều, bà con chở hến về, trên bờ có cả trẻ em người lớn đem hến lên luộc để cân bán cho bạn hàng.
 
Ông Trần Văn Cải, một thương lái thu mua hến đồng cho biết, mỗi ngày cân trên 5 tấn hến của bà con nghèo ở xã Vĩnh Thạnh Trung, rồi vận chuyển về Bến Tre cân lại cho bạn hàng. Vùng miệt dưới nhất là cư dân sống ven biển rất ưa hến đồng. Mỗi buổi sáng ra chợ, ai cũng mua bọc hến về ăn, họ rất chuộng hến đồng bởi vừa ngon, vừa rẻ…
Theo THÀNH CHINH (An Giang Online)
Từ khóa liên quan: mùa , cào hến, đồng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mùa cào hến đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI