Món ngon từ ngọn tre non của người Thái
(14:42:10 PM 19/12/2013)
Chiều nay, dưới chân núi Pha Luông (Mộc Châu) mây phủ, phi xe máy từ trên lưng chừng dốc xuống lạnh thấu xương. Ngồi vào mâm cơm, sau chén rượu ấm, mới để ý thấy có mấy món ăn là lạ trông giống măng, nhưng lại có màu xanh lá, đốt thì cứng và dài hơn nữa.
Ừ thì hỏi sau, trước hết thử ngay miếng măng ớt xem thế nào đã. Khúc măng dài tầm ba đốt ngón tay, rộng chừng bao diêm trông cứng ngắc, thế mà động đũa vào xé ra thì lại mềm quá.
Mùi cái giống măng ớt này thì như nhau cả: hăng hăng, nồng nồng, nhưng cắn một miếng thì chao ôi! Ngon hiếm thấy: cay! Hiển nhiên rồi, măng ngâm ớt lại chả cay! Nhưng mà hậu ngọt lạ kỳ! Sau cái cay vừa tê tê đầu lưỡi, nóng bừng toàn thân là vị ngọt mát, là mùi thơm dìu dịu.
Miếng măng không sần sật giòn mà mềm, lại hơi dai dai. Mặc kệ ai gắp thịt, gắp cá, ta cứ cắn một miếng măng, đệm thêm một miếng xôi để nguội, thi thoảng lại nâng chén rượu lên cạn.
Không biết say là gì, mà toát mồ hôi ướt tóc mai ăn vẫn thấy ngon. Ông cụ người Thái ngồi mâm bên cạnh nói với sang: "Cậu chàng này chắc ăn nhiều lần rồi, biết thưởng thức đấy!".
Chưa rõ ý người nói thế nào thì ông cụ đã cầm chén sang giải thích: “Ngày trước người Thái đi nương, bữa trưa có khi chỉ có nếp xôi với vài miếng măng này cùng nậm rượu. Rượu uống cạn, xôi chấm nước măng ăn cùng miếng măng, thế mà làm việc không biết mệt”.
Măng thì ăn nhiều rồi, cũng nghe khu vực Tân Xuân, Xuân Nha (Mộc Châu) nhiều măng rồi, nhưng ăn ngọn cây tre non kiểu này thì chưa từng. Thực ra, ngọn cây tre non là cách mình gọi chứ đồng bào ở đây vẫn gọi nó là măng: măng nứa, măng hốc.
Bởi thường măng chúng ta vẫn ăn là loại măng mọc cao từ 20-50cm, thường chỉ có vào mùa mưa, bà con hái về dùng khi còn non. Còn cây tre non này đã cao quá nóc nhà, mùa đông bà con cắt cây xuống và chỉ lấy một phần còn non ở trên ngọn, thế cho nên mới thấy thành từng khúc xanh và có vẻ cứng.
Ngọn tre non đem về thường đem luộc chấm muối trộn các loại gia vị: ớt, mắc khén, lá chanh, hơi ngái ngái nhưng khá ngọt, nếu thích cũng có thể thái ra đem xào. Ngon nhất vẫn là bổ miếng ra ngâm cùng muối và ớt thành món măng ớt. Cất kỹ trong bếp, bữa nào rét đậm hoặc có khách quý bỏ ra dùng, vừa ngon, vừa ấm người, chống lạnh.
Măng bình thường thì bà con bán nhiều, riêng loại "măng đặc sản" này tuyệt nhiên không thấy ai bày bán ở Mộc Châu. Thấy bảo ở vùng núi cao chót vót trên đỉnh Tà Sùa ở Bắc Yên bà con làm cũng ngon lắm và lại cũng bán nữa.
Nhưng đến Bắc Yên thì xa quá, chuyện đi Tà Sùa hãy để ngày mai. Giờ thì cạn chén, ăn măng thôi!
Măng bình thường là loại măng mọc cao từ 20 - 50cm, thường chỉ có vào mùa mưa, bà con hái về dùng khi còn non. Còn cây tre non này đã cao quá nóc nhà, mùa đông bà con cắt cây xuống và chỉ lấy một phần còn non ở trên ngọn, thế cho nên mới thấy thành từng khúc xanh và có vẻ cứng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.