Luỹ thép biên phòng trên cổng trời Lý Vạn
(21:03:28 PM 28/03/2020)(Tin Môi Trường) - Theo chân những người lính đồn Biên phòng cửa khẩu Lý Vạn, Cao Bằng trong một buổi tuần tra kiểm soát vào những ngày cuối tháng 3. Những cơn mưa rừng xối xả kèm theo cái lạnh thấu xương là những thứ mà chúng tôi thấy được khi cùng các anh trên trận tuyến “chống giặc Covid xuyên lục địa”.
>> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định >> Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam >> Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3 >> Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng >> Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
Quán triệt trước khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, an ninh trật tự, ngăn người xuất nhập cảnh trái phép, lây lan dịch bệnh
Các anh đã nhiều đêm không ngủ, cặp mắt sưng mọng, thâm quầng, gương mặt phờ phạc đi nhiều. Nhưng các anh vẫn lạc quan yêu đời, trách nhiệm với sứ mệnh của mình. “Lá chắn biên thùy trong chống dịch Covid, đây là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình”. Hành trang các anh mang theo là bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí sắt đá, niềm tin quyết thắng được Đảng, Quân đội tôi luyện qua những ngày huấn luyện gian khổ.
Đóng quân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là tỉnh có biên giới giáp ranh với Trung Quốc nơi mà số lượng người nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới, có hoạt động tôi phạm tương đối phức tạp, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự trên địa bàn. Biên giới Cao Bằng là nơi có địa hình hiểm trở, chủ yếu cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, núi non trùng điệp, rừng núi chiếm đến 90% diện tích toàn tỉnh, có nhiều “đường mòn lối mở” gây khó khăn cho công tác chặn dịch từ xa, kiểm soát an ninh trật tự của Bộ đội biên phòng nói chung và Đồn biên phòng Cửa khẩu Lý Vạn nói riêng.
Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy chỉ huy các cấp, các cán bộ, chiến sĩ xác định "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào dân bản là anh em ruột thịt", “An ninh biên giới nhiệm vụ trọng tâm” cán bộ chiến sĩ biên phòng Lý Vạn đã chủ động tăng cường, tuần tra kiểm soát nơi“Rừng sâu, vực thẳm” với tinh thần “chống dịch như chống giặc” khẩn trương, trách nhiệm các anh đã không quản ngại khó khăn vất vả.
Trước điều kiện địa hình khu vực biên giới phía Bắc vô cùng hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, đường biên dài, đường mòn qua biên giới nhiều, lực lượng hạn chế, điều kiện ăn uống, sinh hoạt khó khăn gian khổ, thiếu thốn kể cả trang bị chống dịch, tài liệu tuyên truyền nhiều so với nhu cầu thực tế của các đơn vị.
Một chiến sĩ cho biết: “Bọn em ngày nào cũng tuần tra quen rồi, anh ạ ! Thấy vui, chả mệt tí nào. Từ đầu tháng 1/2020 tới giờ công tác tuần tra của bọn em được đẩy lên cao, đồn bọn em lập nhiều chốt dọc tuyến biên giới để kiểm soát nữa đó anh. Thời tiết ở đây khắc nghiệt lắm, trời thì lạnh, gió thì to, sương mù nhiều, nhưng được cái bọn em quen rồi, chả ngại”
Lũy thép chốn biên thùy
Mặc cho giá rét thấu xương của đợt gió lạnh cuối mùa; mặc cho những cơn mưa rừng xối xả giữa miền biên ải, hàng trăm cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Lý An - Cao Bằng. Các anh hàng vạn lần vượt rừng xuống bản, hàng ngàn lần leo núi vượt ngàn, hàng ngàn đôi giày của các anh vẹt gót vì đường xa; nhưng có một niềm tin mãnh liệt là ý chí của các anh chẳng hề lung lay, vẫn kiên cường bám bản, giữ từng cột mốc biên cương dọc đường biên ải. Để rồi sau những chặng đường tuần tra bên sườn đèo khúc khuỷu, tấm áo dày cộp của chiến sĩ nào cũng đẫm sương đêm. Và không ít lần chân bật máu vì đá tai bèo sắc nhọn.
Thượng tá Nguyễn Văn Thu -Đồn trưởng đồn biên phòng Lý Vạn cho biết: “Dịch Covid 19 ngày càng diễn biến phức tạp, thì nhiệm vụ của Đồn Biên Phòng Lý Vạn càng nặng nề, gian khó. Nhưng tất cả cán bộ chiến sĩ nhận thức rõ vị trí, vai trò, sứ mệnh của mình nơi đường biên khắc nghiệt. Đảng ủy chỉ huy đồn thường xuyên quan tâm, động viên cán bộ chiến sĩ chắc tay súng, vững ý chí, cảnh giác cao, phản ứng nhanh xử lý tốt các tình huống nảy sinh nơi đường biên, bảo đảm an ninh biên giới, an toàn dân bản”
Tình quân, dân biên giới
Thường xuyên thực hiện tốt công tác dân vận với nhân dân địa phương, động viên bà con dân bản cùng bộ đội biên phòng đấu tranh với các hoạt động tội phạm, cùng bộ đội biên phòng bảo vệ an ninh vùng biên của tổ quốc. Và đặc biệt gần đây là hoạt động xuất nhập cảnh trái phép làm lây lan dịch covid.
Khi được hỏi về công tác dân vận, một chiến sĩ trong đồn chia sẻ: “Chúng em thường xuyên đến thăm, trò chuyện, làm việc cùng với bà con dân bản. Dân bản có việc gì khó khăn chúng em đến giúp đỡ, và ngược lại. Hôm kia trai bản, già làng còn đi tuần với bọn em sáng hôm qua mới về đó anh”.
Cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Lý Vạn ăn núi, ngủ rừng, băng sông, vượt suối không ngại khó khăn gian khổ hướng dẫn, giúp đở, cùng bà con dân bản phòng chống dịch Covid. Các anh lấy “yên ấm”của bà con dân bản, an toàn, an ninh biên giới làm niềm vui chung của đơn vị, của bản thân. Họ đang hoàn thành tốt nhiệm vụ với tất cả tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Khó khăn là thế, vất vả là thế nhưng với ý chí, kinh nghiệm và tinh thần thép của người lính Biên phòng đến thời điểm hiện tại các anh đã kiểm soát thành công khu vực biên giới.
Bài & ảnh: ĐẶNG ĐỒNG, Phòng Chính trị - Lữ đoàn 171 Hải quân
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.