Làng phơi lá buông
(09:26:28 AM 16/07/2011)
Phơi lá buông. Mùa nắng, lá buông chỉ cần phơi khoảng ba ngày là khô. Mùa mưa thì vất vả hơn, người phơi phải mất khá nhiều thời gian mang lá ra phơi khô - Ảnh: Toại Nguyễn |
Lá buông được chủ bãi lá mua từ Campuchia, đưa về qua cửa khẩu Hoa Lư, sau đó được phơi trên bốn bãi: Phú Lâm, bà Hà, bà Tám Hạnh, ông Lợi. Mỗi tuần có hàng chục tấn lá tươi được chở về làng. Công việc phơi lá buông tưởng chừng đơn giản nhưng khá nặng nhọc. Người phơi lá lao động quần quật cả ngày: xé lá để phơi, khoảng ba ngày sau lá khô thì kèo lá và chuyển đi. Một người làm hết sức thu nhập khoảng 3 triệu đồng/ tháng. Lá buông được dùng chằm nón, đan túi xách và làm nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Làng phơi lá buông ở Lộc Hòa cung cấp nguyên liệu chính cho làng nón Gò Găng (Bình Định) và nhiều làng nón ở Huế, các tỉnh Tây Nam bộ… Lá buông còn được người Khmer sử dụng để viết kinh Phật, có thể lưu giữ cả trăm năm.
Ông Võ Văn Mối, quê Đồng Tháp, cho biết: “Cuối năm ngoái, những gia đình đến đây từ hơn 10 năm trước đều đã được nhập hộ khẩu, con cái được đến trường học. Nhưng tất cả nhà cửa ở đây đều tạm bợ. Chúng tôi sống với nghề phơi lá buông nhưng nghe nói vài năm nữa cửa khẩu Hoa Lư sẽ được quy hoạch hoàn chỉnh, lúc đó chẳng biết đi đâu về đâu…”
Sáng sớm, những xe lá buông tươi được nhập qua cửa khẩu Hoa Lư - Bình Phước. Mỗi tuần làng phơi hàng chục tấn lá tươi |
Mùa nắng, chỉ cần phơi lá buông khoảng ba ngày là khô, mùa mưa phơi lá vất vả hơn. Lá buông được phân hai loại, lá thân và lá ngọn có giá tiền khác nhau |
Chập tối, cha con ông Lê Văn Thân chuyển lá buông khô vào nhà |
Cha con ông Võ Văn Mối kèo lá buông khô bằng tay |
Anh Hoàng Văn Cao (34 tuổi, quê Quảng Trị) là một trong những người 10 năm trước lên vùng đất Lộc Hòa lập nghiệp. Anh từng có hai năm đến Tân Biên, Tây Ninh phơi lá buông, nhưng sau về lại Lộc Hòa vì số lượng lá buông tươi nhập khẩu ở Tây Ninh không nhiều, không có công việc làm |
Lá buông được chuyển đi bán làm nguyên liệu ở những nơi làm nghề thủ công trên khắp cả nước |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.