»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:58:20 AM (GMT+7)

Lần theo dấu vết thác nước lớn nhất lịch sử Trái Đất Tin ảnh

(22:08:45 PM 09/07/2017)
(Tin Môi Trường) - Với chiều cao gấp 2 lần và rộng gấp 3 lần thác Niagara, Dry Falls chính là thác nước lớn nhất trong lịch sử Trái Đất từng được ghi nhận.

Tiểu bang Washington của Mỹ được dãy núi Cascade chia đôi thành 2 khu vực có khí hậu hoàn toàn khác biệt. 

 
Ở phía Tây là những khu rừng rậm rạp cùng với các ngọn núi phủ tuyết trải dài từ Canada đến bang Oregon. Trong khi đó, vùng đất phía Đông lại được rất ít người biết đến với những đồng cỏ bán hoang mạc rộng lớn và các thành tạo đá có tên gọi Channeled Scablands. 
  

Lần[-]theo[-]dấu[-]vết[-]thác[-]nước[-]lớn[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Trái[-]Đất 

Ảnh: Zack Frank
 
Khoảng 15.000 năm trước, khi kỷ băng hà kết thúc, một đập băng khổng lồ đã bị vỡ và giải phóng lượng nước bằng một nửa lượng nước ngày nay của hồ Michigan. 
 
Sự kiện này khiến một hẻm núi sâu 200 m, dài 321 km trở thành đá bazan rắn, một trong những loại đá cứng nhất. Các vết đất đứt gãy và những vách đá nâu còn sót lại ở rìa hẻm núi đã tạo nên cái tên Scablands.
 
Lần[-]theo[-]dấu[-]vết[-]thác[-]nước[-]lớn[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Trái[-]Đất
Ảnh: Zack Frank
 
Trận lụt Missoula, cái tên được đặt cho sự kiện đập băng bị vỡ, là nguyên nhân gây ra những thay đổi lớn gần đây nhất trong cấu trúc địa chất của Mỹ. Những dấu hiệu về sự ảnh hưởng của trận lụt này lan xa đến tận TP Portland cách đó 320 km về phía Tây Nam.
 
Lần[-]theo[-]dấu[-]vết[-]thác[-]nước[-]lớn[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Trái[-]Đất
Ảnh: Zack Frank
 
Dry Falls (tạm dịch: Thác nước khô cạn), nơi từng có sự hiện diện của một thác nước, là một vách đá hình móng ngựa cao gấp 2 lần và rộng gấp 3 lần thác Niagara. Nó được ghi nhận là thác nước cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử Trái Đất. 
 
Ngày nay, khu vực này được bảo tồn với tên gọi Công viên Quốc gia Sun Lakes-Dry Falls, nơi các du khách có thể chứng kiến tác động của những sự kiện địa chất gần đây thông qua những con đường mòn và các bảng trưng bày.
 
Lần[-]theo[-]dấu[-]vết[-]thác[-]nước[-]lớn[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Trái[-]Đất
Ảnh: Zack Frank
 
Theo các nhà địa chất học, khi đập băng bị vỡ, luồng nước cao 91 m di chuyển với tốc độ 104 km/h đã xuyên qua tất cả các vật cản trên đường và mất 1 tuần để tạo ra hẻm núi Grand Coulee hiện nay. Không những thế, luồng nước cực mạnh này còn cuốn trôi rất nhiều lớp đất bazan từng bao phủ hẻm núi trên.
 
Lần[-]theo[-]dấu[-]vết[-]thác[-]nước[-]lớn[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Trái[-]Đất
Ảnh: Zack Frank
 
Ngày nay, dấu vết của chúng vẫn còn rải rác khắp bang Washington và nhiều nơi tại bang Oregon, tạo nên nét chấm phá cho cảnh quan tại những khu vực và để lại những di sản tuyệt vời. Tảng Đá Sinh đôi trong hình cũng được hình thành từ Trận lụt Missoula như hẻm núi Grand Coulee, có điều chúng nằm cách hẻm núi này hơn 160 km về phía Nam.
 
Lần[-]theo[-]dấu[-]vết[-]thác[-]nước[-]lớn[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Trái[-]Đất
Ảnh: Zack Frank
 
Khoảng 100 năm trước, con người bắt đầu đặt chân đến Scablands và cả hẻm núi Grand Coulee rồi xây dựng nên rất nhiều thị trấn nhỏ, công viên và khu cắm trại dọc theo những hồ nước trong vắt bên dưới hẻm núi. Chúng là một trong số những nguồn nước và khu giải trí lớn nhất của khu vực. Trong khi đó, các thung lũng sông ở phía hạ lưu thường được các ngư dân tận dụng để chạy trốn cái nóng oi ả của mùa hè.
 
Lần[-]theo[-]dấu[-]vết[-]thác[-]nước[-]lớn[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Trái[-]Đất
Ảnh: Zack Frank
 
Một trong những điểm nổi bật nhất của khu Scablands là thác Palouse. Nằm trong Công viên Quốc gia Palous Falls, thác nước cao 60 m này chính là ví dụ điển hình về sức ăn mòn của Trận lụt Missoula.
 
Lần[-]theo[-]dấu[-]vết[-]thác[-]nước[-]lớn[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Trái[-]Đất
Ảnh: Zack Frank
 
Toàn bộ chiều dài của sông Palouse là 268 km nhưng thác nước và hẻm núi chỉ chiếm khoảng 6,5 km cuối cùng trước khi hòa vào một nhánh của sông Snake. Tại đây, Trận lụt Missoula đã chuyển hướng dòng sông bằng cách xé toang hẻm núi và tạo nên dòng chảy hiện nay.
 
Lần[-]theo[-]dấu[-]vết[-]thác[-]nước[-]lớn[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Trái[-]Đất
Ảnh: Zack Frank
 
Khu Scablands có diện tích lớn hơn cả bang New Jersey nhưng chỉ được bảo tồn khoảng 101.171 héc-ta theo dạng vườn quốc gia và liên bang. 
 
Vào ngày 26-4-2017, Tổng thống Donald Trump đã ký Sắc lệnh 13792 để xem xét tất cả các di tích quốc gia lớn hơn 40.000 héc-ta được công nhận từ năm 1996. Liệu khu vực Scablands, nơi được xem là kỳ quan tự nhiên gần đây nhất của Mỹ, có được công nhận và bảo vệ hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn.
 
Lần[-]theo[-]dấu[-]vết[-]thác[-]nước[-]lớn[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Trái[-]Đất
Ảnh: Zack Frank
(Theo BBC)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lần theo dấu vết thác nước lớn nhất lịch sử Trái Đất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI