Lâm Đồng: Thắng cảnh hồ Đankia - Suối Vàng bị xâm hại nghiêm trọng
(09:49:40 AM 26/03/2016)Lòng hồ Đa Kia- Suối Vàng đang bị thu hẹp dần Ảnh: TN
Khảo sát tại khu vực thượng nguồn hồ Đankia, đoạn giáp với tổ dân phố Đankia, thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), ngày 22/3, phóng viên dễ dàng nhận thấy nhiều khu vườn sản xuất nông nghiệp đã lấn hẳn ra lòng hồ. Có đoạn người dân còn tự ý xây dựng một con đường chặn ngang một nhánh hồ để chuyên chở nông sản giữa các khu vườn rau hoa. Tình hình khô hạn khiến lượng nước hồ Đankia sụt giảm cũng là thời điểm nhiều người dân tận dụng để san gạt, lấn đất ra phạm vi lòng hồ. Có nơi, người dân còn dùng cả máy xúc, xe tải cỡ lớn để san ủi đất trên đồi cà phê xuống mép hồ.
Tại một nhánh hồ gần khu vực nhà máy nước Đakia – Suối Vàng, phóng viên chứng kiến nhiều máy múc, máy ủi, xe tải đang san gạt đất đồi cà phê xuống lòng hồ Đankia. Khu đất này cao hơn mực nước gần 2m, phía ngoài giáp mép nước được gia cố chắc chắn bằng một lớp đá khá lớn. Ông Hoàng Văn Hãnh, Phó Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Lạc Dương thừa nhận: "Ngoài các mảnh vườn đã hình thành trước đó, vị trí đang được san ủi này do người dân san lấp trái phép xuống phạm vi lòng hồ Đankia. Tuy nhiên, diện tích bị lấn chiếm là bao nhiêu còn phải tiến hành đo đạc cụ thể mới xác định được".
Cũng trong nhánh hồ này, cách vị trí trên khoảng vài trăm mét, một vườn trồng rau mới tinh được hình thành trên lòng hồ. Mảnh vườn khá bằng phẳng, cao hơn mặt nước khoảng 2m, lấn ra hồ vào khoảng 4 – 5m và được chủ vườn rào chắn bằng lưới thép B40. “Khi phát hiện người dân san ủi trái phép tại vị trí này, cơ quan chức năng lập biên bản và đình chỉ từ tháng 9 năm ngoái với diện tích khoảng vài trăm mét vuông” – ông Hãnh cho hay.
Theo quan sát, ngoài những vị trí xâm lấn mới, nhiều khu vườn trồng rau, hoa cũng được hình thành trên lòng hồ Đankia từ lâu. Các vườn này chủ yếu hình thành tại khu vực những nhánh hồ tiếp giáp với các ngọn đồi trồng cây cà phê dọc theo địa phận tổ dân phố Đankia. Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương Phạm Triều, cho rằng: "Các điểm người dân san bạt, ủi đất làm vườn đều nằm ngoài phạm vi lòng hồ Đankia và đất đã được cấp sổ". Tuy nhiên, khi chúng phóng viên cho ông xem lại hình ảnh ghi được cảnh san ủi tại khu vực nhánh hồ giáp tổ dân phố Đankia, ông Triều thừa nhận vị trí này còn khá mới nên chưa nắm rõ.
Ngoài việc bị người dân lấn chiếm lấy đất làm vườn, hồ Đankia còn bị uy hiếp bởi nguy cơ bồi lắng từ việc san ủi đất và ô nhiễm do các nguồn rác thải trong sản xuất nông nghiệp ở thượng nguồn trôi về. Trong đó, đáng ngại nhất vẫn là hoạt động san lấp đất tràn lan và rác thải nông nghiệp trôi về lòng hồ, đặc biệt trong mùa mưa gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nước của hồ Đankia.
Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng Võ Quang Tuân thừa nhận, trên thực tế, lượng nước của hồ Đankia đã giảm hàng triệu mét khối so với trước đây do ảnh hưởng của tình trạng san lấp, khai phá đất đai của người dân. “Tuy nhiên, điều lo ngại nhất là chất lượng nguồn nước bị ảnh hưởng bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ những khu vực sản xuất rau, hoa trên thượng nguồn” – ông Tuân nói.
Hồ Đankia – Suối Vàng gồm có hai hồ hợp thành là hồ Đankia và hồ Suối Vàng (hay còn gọi là hồ Ankoret). Trong đó, hồ Đankia ở trên thượng lưu, giáp với khu vực thị trấn Lạc Dương, có dung tích khoảng 20 triệu mét khối nước. Hồ Đankia – Suối Vàng là nguồn cung cấp nước chính cho nhà máy nước Đankia – Suối Vàng và nhà máy Đankia 2 xử lý cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Việc các cơ quan chức năng không quyết liệt trong việc quản lý khu vực hồ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp nguồn nước sinh hoạt cũng như khả năng nguồn nước này bị ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất cao. Thiết nghĩ, chính quyền thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương cần có giải pháp quyết liệt nhanh chóng xử lý thực trạng này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.