khu mộ voi kỳ lạ ở Buôn Đôn
(16:16:12 PM 25/11/2012)Dù đã “mồ yên mả đẹp” nhưng cái chết thảm thương của voi Pắc Kú khiến du khách đến đây không khỏi giật mình xót xa và đều phẫn nộ vì hành vi man rợ của những kẻ chủ tâm sát hại voi lấy ngà.
Khu mộ voi duy nhất ở tỉnh Đắc Lắc được bà Lê Thị Thanh Hà, chủ của 2 con voi H’panh và Pắc Kú, bỏ ra hàng trăm triệu đồng xây dựng từ năm 2011, ngay tại khuôn viên của khu du lịch ở buôn N’drếch (xã Ea Huar, Buôn Đôn).
Câu chuyện về đám cưới của đôi vợ chồng voi H’panh và Pắc Kú qua hồi ức của chủ voi, nài voi và người trong buôn càng làm cho khu mộ voi thêm ý nghĩa.
Lấy chồng cho voi H’panh
Ðắc Lắc nổi tiếng về tục săn voi và thuần dưỡng voi rừng. Trước đó, cô voi H’panh được vua săn voi Amakông bắt được từ năm 1955. Sau một thời gian thuần dưỡng, đến năm 2003, voi H’panh mang về phục vụ trong khu du lịch Bản Đôn.
Anh Y Xuyên Knul (27 tuổi, một nài voi người dân tộc M’nông) cho biết: “Mình làm việc với voi H’panh được 3 tháng. Voi H’panh là con voi cái hiền lành, ngoan ngoãn và rất tinh khôn.
Nài voi Y Xuyên Knul, Thắp nén hương tưởng nhớ đến “người bạn cũ”. |
Đặc biệt H’panh hay ghen lắm. Có lần H’panh ngửi thấy mình có mùi nước hoa nên không cho mình cưỡi. Hễ leo lên lưng là H’panh cứ đi lại loang quanh bên gốc cây cột voi không chịu đi. Lúc đó mình phải ngồi nói chuyện, vỗ về mãi thì H’panh mới hết giận dỗi và nghe lời mình”.
Câu chuyện về voi H’panh đi lấy chồng khiến người trong buôn nhớ mãi. Bà Lê Thị Thanh Hà, chủ voi H’panh cho biết, lúc bấy giờ trong buôn có chú voi đực Y Khăm.
Y Khăm trẻ, khỏe, hoạt bát đã hút hồn voi H’panh. Voi H’panh và Y Khăm “yêu nhau” trong sự chứng kiến của những người trong khu du lịch. Rất nhiều lần mọi người chứng kiến cảnh H’panh và Y Khăm “hôn nhau” rất tình tứ.
Mùa đông mấy năm trước, cũng là mùa động dục, voi H’panh và Y Khăm “rủ nhau” vào rừng 2 tháng rưỡi. Theo quan niệm của người đồng bào, voi du lịch và voi của người đồng bào chưa có “danh phận” nhưng “yêu nhau” lỡ có bầu thì bị phạt nhiều trâu bò.
Du khách đến tham quan mộ voi |
Vì thế, chủ voi H’panh đã tổ chức lễ cưới kén chồng cho H’panh. Hôn lễ của voi H’panh diễn ra rình rang. Người ta chuẩn bị heo, bò, rượi cần để tổ chức lễ.
“Cô dâu” H’panh và “chú rể” Y Khăm được “mặc” áo mới đứng bên cạnh nhau. Thầy cúng, vốn là người có thâm niên về chăm sóc voi đứng ra làm chủ hôn lễ. Lễ cưới voi H’panh diễn ra kéo dài từ sáng đến chiều trong tiếng kèn trống lừng vang.
Khi còn sống, trong một lần cùng đoàn khảo sát khám phá ở dãy núi xa trên ngọn Yook Đôn, voi H’panh bằng linh tính đã cảm nhận phía trước có thú dữ nên đã ra hiệu cho đoàn thoát hiểm. Sau đó, voi H’panh đã đưa đoàn khảo sát bị lạc hơn 1 ngày đêm trong rừng về nơi an toàn.
Mộ voi, nơi chôn cất voi H’panh và Pắc Kú |
Voi H’panh khá đa năng, ngoài phục vụ khu du lịch, H’panh còn tham gia đóng phim. Trong bộ phim Tây Sơn Hoài Kiệt, voi H’panh chở viễn viên Lý Huỳnh vai Vua Quang Trung trên đường xuất quân ra Bắc. Hình ảnh voi H’panh thông minh và hùng dũng diễn trước ống kính máy quay đã để lại nhiều ấn tượng cho đoàn làm phim lúc bấy giờ.
Đến tháng 5-2010, trong lúc đi ăn trong rừng, H’panh bị sẩy chân rơi xuống hố. Phần vì già yếu, phần bệnh tật nên H’panh đã chết ở tuổi 55.
Làm đám ma cho voi Pắc Kú
Cũng giống như voi H’panh, voi Pắc Kú được các Gru (thợ săn voi) mang về từ rừng năm 1978 và nhanh chóng hòa nhập với đàn voi nhà trong buôn. Trong quá khứ, Pắc Kú từng được các Gru dẫn đi lâm chinh và lập nhiều chiến công to lớn.
Năm 1988, Pắc Kú đã được bán cho một người ở Gia Lai. Đến năm 2009, voi Pắc Kú trở về với buôn làng quen thuộc khi được người chủ khu du lịch mua về. Voi Pắc Kú nghịch ngợm nhưng đặc biệt thông minh. Pắc Kú có cặp ngà đẹp, dài khoảng 1 mét. Cũng chính vì cái đẹp của đôi ngà mà voi Pắc Kú đã mang họa sát thân.
Bà Lê Thị Thanh Hà kể lại, vào đêm 26-10-2010, lợi dụng mùa mưa ở Tây Nguyên, khi Pắc Kú ở trong rừng 1 mình, đám trộm voi đã dùng vỏ lốp xe đốt lên, tẩm xăng gí vào người Pắc Kú.
Chú voi bị sát hại |
Voi Pắc Kú hoảng loạn di chuyển khiến dây xích cột voi càng siết chặt vào thân cây. Sau đó, “voi tặc” dùng búa, rìu bổ liên tiếp vào người voi. Đau đớn, Pắc Kú vùng vẫy làm đứt dây xích rồi chạy trốn. Trên đường thoát thân, máu Pắc Kú văng tung tóe bám vào lá cây bên đường.
Sáng ra, nài voi vào rừng nhưng không thấy Pắc Kú, xung quanh chỉ thấy có nhiều vũng máu loang lổ trên nền đất nên hốt hoảng gọi buôn làng đi tìm kiếm.
Từ chỗ cột voi, người dân trong buôn men theo những vết máu loang bám trên các lá cây để tìm Pắc Kú. Đi được khoảng 4km thì đoàn phát hiện Pắc Kú trong tình trạng bê bết máu, đang quấn những ngọn lá rồi đưa vào miệng ăn để tự chữa vết thương.
Trên người Pắc Kú bị 217 vết chém, riêng phần đầu và mông bị bỏng nặng, với 7 nhát ở hai chân sau lòi cả xương, mông bị chém rơi cả mạng thịt to, mắt voi bị đâm mù. Những kẻ thủ ác đã lợi dụng đêm tối và cảnh voi bị xích trong rừng để tẩm xăng lên voi đốt cho da voi mềm ra, rồi dùng dao hòng chém chết voi để lấy ngà.
Sau đó, voi Pắc Kú được đưa về để chữa trị. Hằng ngày, Pắc Kú được đắp lá cây rừng và uống thuốc để làm lành vết thương. Sau một thời gian, những vết thương trên hình Pắc Kú dần lành lặn, nhưng phần mông và đầu voi bị lột nguyên lớp da bên ngoài.
Sợ Pắc Kú buồn nên nài voi cho Pắc Kú tập đi. Đi một đoạn thì Pắc Kú bị sẩy chân. Phần xương bị gãy lúc Pắc Kú bị chém khi trước lồi ra đâm lủng bụng Pắc Kú.
Hai tiếng sau, Pắc Kú chết trong sự tiếc thương tột cùng của người dân Buôn Đôn. Lũ trẻ trong buôn đứa nào cũng khóc sướt mướt. Vậy là sau hơn 2 tháng rưỡi kể từ lúc bị truy sát, Pắc Kú đã qua đời ở tuổi 33.
Cũng vì tiếc thương nên chủ voi cũng đã tổ chức đám tang cho Pắc Kú trước sự chứng kiến của đông đảo người trong buôn và du khách. Chủ voi chuẩn bị rượu cần, gà, heo theo đúng tập tục của người đồng bào để tổ chức tang lễ cho voi.
Thầy cúng đọc lời khấn để cầu cho linh hồ Pắc Kú được siêu thoát. Xong xuôi mọi thủ tục, xác Pắc Kú được trưng bày 2 ngày trước khi đem chôn.
Nỗi buồn quanh khu mộ voi
Không biết từ bao giờ, tin đồn về những bộ phận của voi là biệt dược chữa bách bệnh, tiêu trừ âm khí, nên khi nghe tin Pắc Kú chết, kẻ xấu kéo về rình rập tìm cơ hội cắt các bộ phận của Pắc Kú.
Để bảo vệ nguyên trạng xác Pắc Kú, chủ voi đã nhờ đến chính quyền địa phương, lực lượng an ninh trên địa bàn để trông coi, canh giữ xác Pắc Kú đến khi được an táng.
Voi Pắc Kú được chôn ngay cạnh voi H’panh tại khuôn viên của khu sinh thái. Khuôn viên rộng khoảng hơn 30m2 được bổ bê tông và có mái che, xung quanh còn trồng thêm những cây leo che mát.
Để tránh trường hợp bị đào bới, chủ voi đã cho xây dựng mộ voi bằng cách dùng xi măng kết những viên đá chẻ theo thế voi phục. Phía sau những ngôi mộ đều có di ảnh voi và tấm bia khắc “lý lịch” cũng như “công trạng” của voi H’Panh và Pắc Kú.
Chị Võ Thị Thanh, hướng dẫn viên tại khu du lịch, cho biết: “Hằng năm khách du lịch đến đây đều ghé mộ voi để thắp hương. Nhiều người sau khi nghe hướng dẫn viên kể về cái chết thảm thương của voi Pắc Kú đã không cầm được nước mắt.
Cũng có trường hợp, những vị khách trước kia từng gặp Pắc Kú giờ nhìn di ảnh, ai cũng bật khóc. Những mùa mưa, ít khách, bọn mình thay nhau hương khói và vệ sinh tại mộ voi”.
“Voi Pắc Kú và H’panh vốn hiền lành, thông minh nên chiếm được nhiều tình cảm của mọi người. Việc xây mộ cho voi xuất phát từ lòng chân thành của gia đình.
Chúng tôi xây mộ cũng vì muốn cho du khách đã từng đến đây, từng được Pắc Kú và H’panh phục vụ được biết để tưởng niệm. Việc xây mộ voi cũng cảnh báo cho mọi người biết đến sự tàn độc của con người trong việc sát hại voi.
Nếu tình trạng voi chết tiếp tục diễn ra thì một vài năm nữa, voi Đắc Lắc sẽ rơi vào tuyệt chủng. Khi đó, du khách sẽ được thấy voi qua những thước phim, bức ảnh và những mộ chôn voi như thế này”, chị Võ Thị Thanh buồn rầu chia sẻ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.