»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:39:48 PM (GMT+7)

Khám phá những động vật nguy hiểm nhất Australia Tin ảnh

(09:29:10 AM 05/06/2015)
(Tin Môi Trường) - Australia nổi tiếng với hệ động vật phong phú, trong đó có nhiều loài tốt hơn hết bạn nên tránh xa.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]nguy[-]hiểm[-]nhất[-]Australia

Nhện: Có khoảng 520 loài nhện sống rải rác khắp Australia, phần lớn trong số đó rất độc và sẵn sàng tấn công nếu bạn vô tình động vào ổ của chúng. Bạn nên tránh các loài như Red Back, Mouse, Wolf, Black House và Funnel Web (một trong những loài độc nhất hành tinh).

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]nguy[-]hiểm[-]nhất[-]Australia

Cá sấu nước mặn: Những sinh vật này gây hỗn loạn ở bờ biển vì chúng ăn mọi thứ, kể cả các loài săn mồi đáng sợ nhất. Một con đực có thể nặng 2.000 kg và dài hơn 6 m. “Thực đơn” của chúng có cả cá mập, gấu, hổ và đủ loại động vật khác. Chúng phát triển mạnh ở vùng phía bắc do không có thiên địch.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]nguy[-]hiểm[-]nhất[-]Australia

Ốc nón: Loài vật có vẻ rất bình thường này có một răng kitin đặc biệt có thể phóng ra khỏi miệng như một mũi lao găm vào con mồi, rồi sau đó bơm nọc độc vào. Chất độc của loại ốc này sẽ khiến bạn nôn và bị tiêu chảy.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]nguy[-]hiểm[-]nhất[-]Australia

Cá mập trắng: Những con cá khổng lồ này có hơn 200 chiếc răng sắc nhọn và độ hung dữ không thua kém gì cá sấu nước mặn. Chúng còn có khả năng định vị bằng trường điện từ phát ra từ bất cứ sinh vật sống nào.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]nguy[-]hiểm[-]nhất[-]Australia

Chuột túi: Đừng coi thường loài vật biểu tượng của Australia này. Chúng có thể đạt vận tốc 70 km/h ở khoảng cách ngắn và có cú đá khủng khiếp. Đã có nhiều vụ khách bộ hành hoặc các phương tiện nhỏ bị chúng tấn công.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]nguy[-]hiểm[-]nhất[-]Australia

Rết khổng lồ: Chiều dài của loài vật đáng sợ này có thể lên tới 15 cm. Nọc độc của chúng gây đau đớn khủng khiếp, sưng phù, nôn và một số người già hoặc trẻ em thể chất yếu có thể mất mạng.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]nguy[-]hiểm[-]nhất[-]Australia

Rắn nâu Eastern: Đây là loài rắn độc thứ 2 thế giới, sinh sống khắp bờ Đông và bờ Bắc. Chúng hay bò vào các kho thóc hoặc nhà dân ở vùng ngoại ô. Rắn nâu Eastern sẵn sàng tấn công khi bị kích động, vết cắn của chúng sẽ gây đau đớn tột độ, tiêu chảy, tê liệt và cuối cùng là khiến bạn mất mạng nếu không được điều trị kịp thời.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]nguy[-]hiểm[-]nhất[-]Australia

Chim Cassowary: Loài chim này rất hung dữ với chiều cao lên tới 1,8 m. Chúng có thể đạt vận tốc 50 km/h và nhảy cao 1,5 m. Có thể nói chúng là phiên bản hiện đại của khủng long Raptor trong Công viên kỷ Jura. Chim Cassowary tấn công hàng trăm người mỗi năm, trong số đó đã có người thiệt mạng.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]nguy[-]hiểm[-]nhất[-]Australia

Sứa Box: Loài vật tưởng chừng như vô hại này sinh sống chủ yếu ở miền Bắc Australia. Các xúc tu của chúng chứa một chất độc thần kinh gây tê liệt và ngừng thở. Nọc độc của một con đủ để giết chết 60 người.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]nguy[-]hiểm[-]nhất[-]Australia

Cá đá: Khắp người chúng đầy các gai độc. Lớp ngụy trang hoàn hảo khiến chúng ta rất khó nhận biết chúng. Cá đá thường nằm cố định một chỗ rình mồi. Một người từng đụng độ loài cá này mô tả lại tình trạng của mình: “Hãy tưởng tượng từng khớp ngón tay, cổ tay, khủy tay và vai bị búa giã liên tiếp cả tiếng đồng hồ. Đồng thời, hãy tưởng tượng bị đá vào thận suốt 45 phút”.

Hoàng Linh/NZ(Ảnh: Thrillist )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khám phá những động vật nguy hiểm nhất Australia

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI