»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:57:40 AM (GMT+7)

Hòn đảo đón ánh mặt trời năm mới đầu tiên trên thế giới

(09:17:06 AM 10/12/2017)
(Tin Môi Trường) - Nhiều vùng không ngần ngại thay đổi múi giờ để trở thành nơi đầu tiên đón năm mới trên thế giới. Tuy nhiên, điểm thực sự đoạt danh hiệu này nằm trên quần đảo Chatham, New Zealand.

 

Hòn[-]đảo[-]đón[-]ánh[-]mặt[-]trời[-]năm[-]mới[-]đầu[-]tiên[-]trên[-]thế[-]giới

Chatham là một quần đảo nằm cách đảo South của New Zealand khoảng 650 km về phía đông. Trong số 11 đảo của Chatham, chỉ hai đảo có người sinh sống là đảo Chatham và đảo Pitt. Ảnh: NewZealand.
Hòn[-]đảo[-]đón[-]ánh[-]mặt[-]trời[-]năm[-]mới[-]đầu[-]tiên[-]trên[-]thế[-]giới
Theo Hải quân Mỹ, đỉnh Kahuitara ở đảo Pitt là điểm có người sinh sống đầu tiên trên thế giới đón mặt trời vào ngày 1/1 hàng năm, vào lúc 4h50 theo giờ địa phương, trước đất liền New Zealand 45 phút. Ảnh: Newzealand.
Hòn[-]đảo[-]đón[-]ánh[-]mặt[-]trời[-]năm[-]mới[-]đầu[-]tiên[-]trên[-]thế[-]giới
Cuộc đua giành danh hiệu nơi đầu tiên đón mặt trời mọc trong năm mới diễn ra giữa nhiều vùng và gây không ít tranh cãi. Những năm 1990, Kiribati từng chuyển đường đổi ngày quốc tế của mình ra xa hơn về phía đông để khẳng định quần đảo Caroline (trong ảnh) là nơi đầu tiên trên thế giới bước vào thiên niên kỷ mới. Tuy nhiên, đảo Pitt đã đón năm mới sớm hơn Kiribati tới 25 phút. Ảnh: Perfectwavetravel.
Hòn[-]đảo[-]đón[-]ánh[-]mặt[-]trời[-]năm[-]mới[-]đầu[-]tiên[-]trên[-]thế[-]giới
Từ đó, nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương đã cố giành danh hiệu này nhưng không thành công. Cả Samoa và Tokelau đã bỏ qua ngày 20/12/2011 khi chuyển sang đường đổi ngày phía New Zealand nhưng vẫn sau Gisborne - thành phố đầu tiên đón ánh mặt trời năm mới. Ảnh: Hicks Bay Motel.
Hòn[-]đảo[-]đón[-]ánh[-]mặt[-]trời[-]năm[-]mới[-]đầu[-]tiên[-]trên[-]thế[-]giới
Quần đảo Chatham từ lâu đã nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên và hệ động thực vật độc đáo, điểm đến quen thuộc của các nhà quay phim, nhiếp ảnh gia và những người yêu thiên nhiên. Ảnh: Air Chathams. 
Hòn[-]đảo[-]đón[-]ánh[-]mặt[-]trời[-]năm[-]mới[-]đầu[-]tiên[-]trên[-]thế[-]giới
Mỗi vùng ở Chatham có những đặc trưng riêng, từ đồi cát, cột đá basalt, tới đồi núi hay địa hình hiểm trở. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài chim đặc hữu. Ảnh: Andris Apse.
Hòn[-]đảo[-]đón[-]ánh[-]mặt[-]trời[-]năm[-]mới[-]đầu[-]tiên[-]trên[-]thế[-]giới
Quần đảo còn có nhiều khu di tích ấn tượng, thể hiện lịch sử lâu đời, từ khi người Moriori đặt chân lên đây vào khoảng 1.000 năm trước. Ảnh: Teara.
Hòn[-]đảo[-]đón[-]ánh[-]mặt[-]trời[-]năm[-]mới[-]đầu[-]tiên[-]trên[-]thế[-]giới
Ngày nay, khoảng 600 người sống ở đảo Chatham, và 40 người định cư trên đảo Pitt. Ngành kinh tế chính ở đây là ngư nghiệp, cùng du lịch, trồng trọt và khai thác rừng. Ảnh: Republikapodrozy.
Hòn[-]đảo[-]đón[-]ánh[-]mặt[-]trời[-]năm[-]mới[-]đầu[-]tiên[-]trên[-]thế[-]giới
Du khách có thể đến đảo Chatham theo đường hàng không từ các sân bay lớn ở New Zealand, nhưng chỉ có thể sang đảo Pitt bằng tàu biển hoặc máy bay cỡ nhỏ. Ảnh: Edin Whitehead.
(Theo Culture Trip/Zing)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hòn đảo đón ánh mặt trời năm mới đầu tiên trên thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI