Hoa anh túc nở dưới chân dãy Phà Cà Tún
(17:00:39 PM 04/03/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Trong đợt tuần tra, truy quét vừa qua lực lượng BĐBP Đồn 519, Công an huyện Quế Phong đã phát hiện và phá bỏ trên hàng nghìn mét vuông rẫy trồng thuốc phiện trên địa bàn xã Tri Lế, huyện Quế Phong.
>> Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá >> Cây khổng lồ của người Sán Dìu ven núi Tam Đảo được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Các nhà khoa học Hội BVTN&MT Việt Nam và Hàn Quốc thăm và làm việc tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà >> Kiểm tra phản ánh Dự án khu đô thị quây núi đá vịnh Hạ Long làm "hòn non bộ" >> Chính phủ chỉ đạo kiểm tra dự án quây núi đá vịnh Hạ Long làm "hòn non bộ"
>> “Nóng”: Tái trồng cây thuốc phiện ở miền Tây xứ Nghệ
Đỉnh núi Phà Cà Tún, nhìn từ bản Mường Lống
Diện tích trồng thuốc phiện không chỉ nằm tập trung tại khu vực thung lũng Huồi Mương, mà lực lượng chức năng còn phát hiện được hàng chục đám rẫy trồng thuốc phiện dưới chân dãy núi Phà Cà Tún khu vực biên giới giáp ranh với nước bạn Lào.
Phà Cà Tún là dãy núi cao nhất của huyện Quế Phong. Phía tây là biên giới giáp ranh huyện Sầm Tớ nước bạn Lào, phía bắc giáp với xã Nậm Giải. Phía đông là bản Huồi Xai 1 và 2, phía nam là bản Huồi Mới của xã Tri Lễ. Từ bản Huồi Xai mất độ chừng hơn một tiếng rưỡi đi bộ về phía bắc là khu vực làm rẫy của người dân bản Huồi Xai 1 và 2. Mùa này, hoa anh túc đang bắt đầu nở rộ dưới chân dãy Phà Cà Tún.
Theo anh Hà Văn Thành, Công an xã Tri Lễ và anh Thò Bá Dê, cán bộ công an huyện Quế Phong, vào ngày 23/2, lực lượng BĐBP Đồn 519 phối hợp với công an huyện Quế Phong và công an, dân quân xã Tri Lễ đã tiến hành kiểm tra tại khu vực này. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn chục đám rẫy trồng thuốc phiện. Trong đó, đám nhỏ có diện tích từ 30 - 40 m2, đám lớn nhất có diện tích khoảng trên 2000 m2, số rẫy trồng thuốc phiện này chủ yếu của người dân 2 bản Huồi Xai trồng.
Trao đổi với chúng tôi, anh Thò Bá Dê- Công an huyện Quế Phong phụ trách địa bàn xã Tri Lễ cho biết , vào ngày 23/2 lực lượng chức năng đã phá được 9 đám với tổng diện tích khoảng 4200 m2, hiện khu vực này vẫn đang còn nhiều đám trồng thuốc phiện nhưng chưa được triệt phá hết vì lực lượng quá mỏng. Theo thông tin của một số người dân ở đây, dướichân dãy núi Phà Cà Tún về phía nam, hay còn gọi là Nhọt Tột, khu vực đầu dòng suối Nậm Tột, cũng được dân bản Huồi Mới trồng rất nhiều cây thuốc phiện. Tuy nhiên, khu vực này hiện vẫn chưa được các cơ quan chức năng khẳng định có hay không, vì chưa được kiểm tra.
Khi được hỏi vì sao với một số diện tích trồng cây thuốc phiện trên địa bàn nhiều như vậy, nhưng cho đến thời điểm người dân sắp thu hoạch mới bị các cơ quan chức năng phát hiện, ông Lô Xuân Thu- Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho rằng để tránh bị phát hiện, bà con thường trồng xen vào diện tích hoa màu, nhất là cây cải cúc. Vì cây anh túc và cây rau cải cúc khi mới mọc thường rất giống nhau. Cho đến khi cây trổ hoa thì mới phân biệt được hai loài cây khác nhau như thế nào.
Mặc dù, chính quyền địa phương cũng như lực lượng bộ đội biên phòng luôn tuyên truyền bà con không nên trồng cây thuốc phiện. Bởi, thuốc phiện là mầm mống gây hậu hoạ tệ nạn nghiện ngập ma tuý.Vận động thì như thế, nhưng bà con không dễ dàng từ bỏ cây thuốc phiện. Nhất là với thu nhập siêu lợi nhuận của thuốc phiện, nên một số bà con vẫn trồng một cách lén lút.
Ông Thu cũng phỏng đoán khả năng những diện tích này là do người Mông ở Lào sang trồng, khi lực lượng chức năng đi phá bỏ thì hầu hết số rẫy thuốc phiện đều vô chủ. Tuy nhiên, việc người Mông bên Lào sang xâm canh xâm cư trong một thời gian dài như lời ông Thu nói mà không bị người dân lẫn lực lượng chức năng phát hiện là điều khó có thể xảy ra. Bởi đây chính là khu vực canh tác của các bản Huồi Xai và Mường Lống.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Viết Thà - Bí thư Đảng ủy- Chính trị viên đồn Biên phòng 519, ông Thà cho biết: Hiện tại anh em chiến sỹ của Đồn mới chỉ mới phát hiện được lác đác một vài đám rẫy trồng thuốc phiện được vãi xen với rau cải và số lượng mỗi đám chỉ ước chừng 30 cây, hiện cây đang nhỏ vẫn chưa ra hoa.
Nương thuốc phiện sắp ra hoa
Tuy nhiên, anh Thò Bá Dê- người đã tham gia phá nhổ cây thuốc phiện cùng với lực lượng BĐBP và Công an xã Tri Lễ vào ngày 23/2 khẳng định, trong đợt kiểm tra này lực lượng chức năng đã phát hiện ra hàng chục đám trồng thuốc phiện lớn nhỏ, cây đã ra hoa. Bình quân mỗi cây đã cao từ 60-70 cm, khả năng đến cuối tháng 2 âm lịch này số quả thuốc phiện trên sẽ thu hoạch được.
Thực tế, người dân vẫn biết anh túc là một loại cây bị nhà nước cấm trồng và sẽ bị công an bắt giữ khi bị phát hiện. Nhưng tình trạng tái trồng cây thuốc phiện vẫn đang diễn ra âm thầm dưới chân Phà Cà Tún. Ông Nguyễn Viết Thà cho biết thêm: để xảy ra tình trạng này, trách nhiệm không chỉ thuộc lực lượng BĐBP mà của tòan xã hội, chứ riêng lực lượng biên phòng cũng không thể làm gì được. Và để giải quyết tình trạng này là rất khó, do nhận thức của người dân. Hiện nay, Đồn phối hợp với chính quyền địa phương đang tiếp tục tiến hành truy quét, phát hiện được sẽ nhổ bỏ ngay…
Về phía huyện Quế Phong, ông Trần Quốc Thành, Bí thư huyện ủy Quế Phong cho biết vấn đề ma túy trên địa bàn Quế Phong cả Bộ Công an cũng như Công an tỉnh đã xác định đây là một trong những điểm nóng của cả tỉnh. Trong đó, xã Tri Lễ được xem như là thủ phủ cây thuốc phiện của huyện Quế Phong.
Để ngăn chặn tình trạng buôn bán ma túy, trồng thuốc phiện, Huyện ủy Quế Phong đã có nhiều chuyên đề về phát triển KT-XH, ANQP ở khu vực 8 bản Mông của xã Tri Lễ. Hàng năm, cùng với tập trung cao độ cho công tác tuyên truyền về những tác hại của ma túy, cũng như vận động người dân xóa bỏ cây thuốc phiện, huyện còn tổ chức xử các vụ án ma túy lưu động trên địa bàn nhằm tăng sức răn đe. Bên cạnh đó, tập trung phá các vụ án ma túy, tiến hành các đợt truy quét, tuần tra, đặc biệt vào dịp từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, là thời vụ trồng cây thuốc phiện.
Chính vì vậy, trong năm 2011, lực lượng BĐBP đã phát hiện ở khu vực biên giới thuộc xã Tri Lễ có khoảng 2.800m2 diện tích hoa màu trong đó có trồng xen lẫn cây thuốc phiện, tăng 800m2so với năm cùng kỳ. Trong năm nay sau khi phát hiện hơn 5400 mét vuông diện tích trồng thuốc phiện, lực lượng chức năng đã tổ chức triệt phá, nhổ bỏ..
Tuy nhiên, về lâu dài để giúp nhân dân xóa bỏ việc trồng thuốc phiện vấn đề mấu chốt đó là cần phải quan tâm phát triển KT- XH, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho bà con. Xác định được điều đó, trong những năm qua nhất là từ năm 2010 đến nay, Quế Phong đang tiếp tục khôi phục dự án giúp đồng bào Mông trở về tái định cư tại khu kinh tế Minh Châu.
Đến đầu năm nay, đã có 56 hộ đồng bào Mông quay trở về bản Minh Châu sinh sống. Huyện cũng đã có đề án hỗ trợ sản xuất đời sống được trích từ nguồn kinh phí của chương trình 30A với tổng số vốn 800 triệu đồng, hỗ trợ ban đầu cho các hộ quay về bản Minh Châu. Đồng thời, đề xuất với tỉnh có chính sách hỗ trợ cho số bà con di cư sang Lào trở về.
Đặc biệt, quan tâm chỉ đạo cho các phòng ban ngành tổ chức cho nhân dân khai hoang, làm lúa nước, tạo điều kiện cho các hộ di cư trở về có đất sản xuất. Bởi đây là đối tượng chính tham gia trồng cây thuốc phiện, nguyên nhân là trước khi di cư tự do sang Lào họ đã bán nhà, bán hết đất. Nay trở về vì điều kiện kinh tế khó khăn nên tham gia trồng thuốc phiện. Ông Trần Quốc Thành cũng cho rằng đây chính là điểm khúc mắc mà huyện chưa tháo gỡ được. Vì vậy, huyện đang đề xuất Tỉnh bổ sung chương trình 167 hỗ trợ cho các hộ làm nhà ở tại khu kinh tế Minh Châu.
Về tình trạng tái trồng cây thuốc phiện trên địa bàn xã Tri Lễ, ông Thành cho biết hiện nay huyện đang huy động sự vào cuộc của lực lựơng BĐBP, công an, lực lượng vũ trang, quân sự trên địa bàn phối hợp với dân quân tự vệ địa phương tăng cường tuần tra khu vực biên giới, nhất là những khu vực giáp ranh. Do những điểm trồng thuốc phiện là những khu vực ở xa dân, lại có sự quản lý chồng chéo giữa các xã, cũng như giữa ta và nước bạn Lào. Vì vậy, cũng có hiện tượng người Lào sang xâm canh, xâm cư trên địa bàn huyện.
Trước tình trạng tái trồng cây thuốc phiện, huyện Quế Phong đang tập trung chỉ đạo chính quyền xã Tri Lễ rà sóat lại sự quản lý của từng bản, từng hộ gia đình. Từ đó, xác định các khu vực, địa phận do địa phương nào quản lý để có sự răn đe, giáo dục tốt hơn. Đồng thời, tiến hành rà sóat lại bản cam kết các hộ gia đình đã ký cách đây 3, 4 năm, có sự theo dõi lẫn nhau giữa các tổ liên gia, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động. Tuy nhiên, để loại bỏ cây thuốc phiện ra khỏi đời sống xã hội không phải ngày một ngày hai mà đây là một cuộc chiến cam go lâu dài và cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.
Đại An (Gửi từ Nghệ An)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.