Hồ nước chứa hàng triệu viên sỏi 7 sắc cầu vồng 
(21:52:03 PM 01/07/2017)
(Tin Môi Trường) - Hồ McDonald nằm ở công viên quốc gia Glacier, bang Montana,Mỹ, là điểm đến thu hút đông du khách bởi ẩn sâu dưới lớp nước trong vắt là hàng triệu viên đá nhiều màu sắc đẹp mắt.
>> Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường >> Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ >> Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa >> Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
Công viên quốc gia Glacier nằm ở phía bắc tiểu bang Montana (Mỹ) có biên giới với Canada. Vườn quốc gia có diện tích khoảng 4.000 km2, là nơi sinh sống của hàng nghìn loài động thực vật khác. Mỗi năm thu hút hàng triệu du khách đến thăm, đi bộ đường dài. ẢnhWallpapers13.
Công viên Glacier có hơn 700 hồ lớn nhỏ, chỉ 131 hồ được đặt tên. Nổi bật nhất trong số ấy là hồ McDonald, rộng hơn 3 ha, sâu 141 m ở phía tây của công viên. Nhưng điều gây ấn tượng ở hồ McDonald không phải là diện tích lớn mà là hàng triệu viên sỏi đủ các màu sắc nằm dưới lòng hồ. Ảnh: Jinrui Qu/Flickr.
Các viên đá lớn nhỏ nhiều kích thước mang màu sắc đẹp mắt, từ màu nâu đậm, đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, đen, tím nhạt. Ảnh: Alaina McDavid/Flickr.
Những tảng đá này có mặt ở khắp nơi trong công viên Glacier, được hình thành ở các thời đại khác nhau. Màu sắc của những viên đá được quyết định nhờ việc chúng chứa sắt hay không và chứa nhiều hay ít. Anh: Cody Wellons/Flickr.
Khi băng tan, dòng chảy mạnh đã phá vỡ các khối đá lớn, và cuốn theo những viên đá, đổ vào các lòng hồ. Nước chảy đã bào mòn các cạnh sắc của đá, biến chúng trở nên tròn nhẵn, mịn màng. Ảnh: RWSheo Photography.
Những khối đá giàu sắt sẽ có màu đỏ, và các màu thẫm có nhiều ở hồ McDonald và hồ Trout. Những viên màu xanh hoặc những màu nhạt hơn có thể được nhìn thấy ở hồ Otokomi. Ảnh:Ron Kroetz/Flickr.
Ở những khu vực nông, nước trong có thể nhìn thấy các viên đá đủ các màu sắc khác nhau ở bên dưới. Ảnh: Mel Green/Flickr.
Vẻ đẹp của những viên đá cùng cảnh quan xung quanh khiến hồ McDonald trở nên nổi tiếng, thu hút du khách. Nhiều cặp đôi cũng chọn nơi này để chụp ảnh và tổ chức lễ cưới. Ảnh: Jeff Jessing.
Theo Amusing Planet
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
-
Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)