Gặp người lưu giữ chế tác huyền ở Hà Tiên
(17:09:19 PM 11/06/2014)Từ nguyên liệu huyền thô...
Nguyên liệu huyền thô
Theo ông Trần Phình Chu - nhà nghiên cứu về huyền Hà Tiên: “Huyền là loại khoáng sản dạng than đá, có nguồn gốc thực vật. Nói rõ hơn, đó là các loại gỗ rừng ở những vùng có núi lửa, bị lớp dung nham đốt cháy và chôn vùi, lâu ngày biến thành than… Huyền thô có độ cứng cao hơn các loại than đá khác, nhưng không cứng bằng nhiều loại đá quý và nhẹ hơn. Vì thế, người ta có thể đẽo gọt, cưa cắt huyền thô, gia công thành nhiều mặt hàng trang sức đẹp với màu sắc đen tuyền, nước bóng mượt mà óng ánh như ngọc thạch”.
Lấy sản phẩm huyền trong tủ trưng bày cho chúng tôi xem, ông Thông kể: “Huyền có ở Hà Tiên từ khoảng thế kỷ 18, gia đình tôi có ba đời làm nghề chế tác huyền tại đây. Ông nội tôi là Trần Thái Sơn lên tận Nam Vang (Campuchia) để học nghề, sau đó truyền lại nghề cho ba tôi là ông Trần Tự Phúc. Từ nhỏ tôi đã được tiếp thu những tinh hoa, kỹ xảo của nghề huyền do ông, cha để lại. Thời đó, huyền thô có ở Hà Tiên, Phú Quốc... nhưng rất khó khai thác và ít người biết đến. Hà Tiên và Phú Quốc là nơi duy nhất trên cả nước có nghề chế tác huyền. Thời trước, ông nội tôi là nghệ nhân có tay nghề cao nổi tiếng với sản phẩm vòng huyền đeo tay”.
Nguồn nguyên liệu huyền thô rất quan trọng, quyết định đến sự tồn vong của làng nghề. Cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, do thiếu nguyên liệu, những người thợ chế tác huyền ở Hà Tiên phải bỏ nghề. Từ đó, nghề chế tác huyền ở Hà Tiên rơi vào quên lãng.
...Đến khôi phục nghề chế tác huyền truyền thống
Nghệ nhân Trần Chí Thông
Sau một thời gian gián đoạn, năm 1990, ông Thông tận dụng những mẩu huyền vụn còn sót lại của gia đình chế tác những sản phẩm như: Bông tai, chuỗi hạt, vòng đeo tay, vòng đeo cổ... “Khách đến chơi thấy đẹp, thích những sản phẩm của tôi làm. Sản phẩm làm ra nhiều người ưa chuộng, bán hết, tôi mua nguyên liệu làm tiếp. Bắt đầu khôi phục lại nghề chế tác huyền”. Năm 2007, ông Thông mở cơ sở chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ huyền Hà Tiên, tại số 59 đường Lam Sơn, phường Bình San (TX. Hà Tiên). So thời ông nội và cha, ông Thông có nhiều sáng tạo trong chế tác huyền Hà Tiên từ kiểu dáng đến dụng cụ phục vụ nghề. Nhờ phương tiện, máy móc hỗ trợ, ông Thông chế tác huyền nhanh hơn, đẹp hơn với những sản phẩm đa dạng: Nhẫn, dây chuyền đủ kiểu, mặt dây chuyền hình tượng phật, ông địa, thánh giá... Đặc biệt, các sản phẩm dây đeo tay, tượng phật, dây chuỗi được nhiều du khách ưa chuộng, nhiều nhất là Việt kiều Mỹ, Pháp, Úc, Na Uy... Sợ nghề truyền thống chế tác huyền bị mai một, ông Thông đang truyền nghề cho người cháu trai.
Dẫn chúng tôi vào xưởng chế tác, cầm một số dụng cụ chế tác huyền trên tay, ông Thông nói: “Để có những trang sức xinh xắn, người thợ huyền phải sử dụng nhiều dụng cụ với các thao tác khác nhau. Qua 5 công đoạn chính: Chọn mẫu, phân loại huyền; tạo kích cỡ sơ bộ; tạo dáng sản phẩm; đánh bóng; xâu kết sản phẩm”. Trong chuỗi chế tác huyền, công đoạn chọn mẫu, phân loại rất quan trọng. Đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, phân biệt tốt các loại huyền không có tạp chất, phải phán đoán đúng các gân, thớ của thỏi huyền để khi tạo kích cỡ sơ bộ, cắt ra thành từng món sẽ không bị bể. Bàn tay nhanh nhẹn, khéo léo đánh bóng từng hạt huyền nhỏ xíu bằng lá chìu. “Đây là loại lá cây có nhiều ở các núi của Hà Tiên, dùng mặt nhám của lá chìu đánh vào, sản phẩm rất láng và bóng. Người làm nghề này ngoài đam mê, đòi hỏi phải có khiếu mỹ thuật, kiên nhẫn, tỉ mỉ từng chút một”, ông Thông giải thích. Hiện sản phẩm huyền có giá khá cao, một hột tròn nhỏ để làm bông tai cũng khoảng 100 ngàn đồng/hột, một vòng đeo cổ có thể trị giá vài triệu đồng, còn các mặt hàng khác cũng vài trăm ngàn đồng. Nguyên liệu huyền thô mua từ Lào, với giá khoảng 100 USD/kg. Sau khi trừ tiền công và các khoản chi phí, người chế tác huyền cũng có phần tích lũy. Song, vấn đề quan trọng hơn là duy trì và phát triển được nghề chế tác huyền Hà Tiên truyền thống.
Cùng ngắm một số hình ảnh qua bàn tay tài hoa của người thợ lành nghề, huyền thô đã thành những trang sức xinh xắn:
Qua bàn tay tài hoa của người thợ lành nghề, huyền thô đã thành những trang sức xinh xắn
“Huyền là loại khoáng sản dạng than đá, có nguồn gốc thực vật. Nói rõ hơn, đó là các loại gỗ rừng ở những vùng có núi lửa, bị lớp dung nham đốt cháy và chôn vùi, lâu ngày biến thành than… Huyền thô có độ cứng cao hơn các loại than đá khác, nhưng không cứng bằng nhiều loại đá quý và nhẹ hơn. Vì thế, người ta có thể đẽo gọt, cưa cắt huyền thô, gia công thành nhiều mặt hàng trang sức đẹp với màu sắc đen tuyền, nước bóng mượt mà óng ánh như ngọc thạch”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.