Du lịch Việt đang ngày càng xuống cấp
(09:35:56 AM 16/07/2015)Việt Nam được thiên nhiên phú cho nhiều cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, đa dạng, từ rừng, biển tới hang động, núi non... không thua kém những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới. Điều đáng buồn là phần lớn các điểm đến sau một thời gian khai thác du lịch đều trở nên xuống cấp, ô nhiễm mà mất dần sức hấp dẫn với các du khách cả trong và ngoài nước.
Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Hòn đảo xinh đẹp này là địa điểm du lịch đông khách của Quảng Ngãi. Không có gì khó hiểu khi ai cũng muốn được một lần đặt chân lên Lý Sơn, với biển xanh, những vách đá hùng vĩ, đảo Bé hoang sơ, các món hải sản thơm ngon... Tuy nhiên, tình trạng xả rác bừa bãi của cả người dân địa phương và du khách trong suốt thời gian qua, đặc biệt là vài năm gần đây, đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Trên đảo Lớn, rác xuất hiện khắp nơi, dồn ở bến cảng, dọc bờ kè quanh đảo, trong các con mương, những điểm tham quan chính. Đảo Bé trước đây còn hoang sơ và sạch đẹp, hiện giờ rác cũng đã bắt đầu xuất hiện và có chiều hướng tăng dần do đã có các cơ sở nghỉ dành cho du khách.
Rác ở cảng chính của Lý Sơn. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Đảo Lớn đã trở nên xô bồ và thường quá tải vào các dịp nghỉ lễ, lượng phòng và dịch vụ tự phát trên đảo không đủ đáp ứng cho du khách. Ngoài ra, do không có các biện pháp bảo vệ, nhiều người lo ngại cổng tò vò nổi tiếng của đảo có thể sẽ sập xuống khi liên tục có quá nhiều khách trèo lên chụp ảnh.
Đảo Bình Ba (Khánh Hòa)
Bình Ba là đảo nổi tiếng và được nhiều du khách tìm đến nhất của xã đảo Cam Bình, cách thành phố Cam Ranh khoảng 2 giờ đi tàu. Với làn nước trong vắt, san hô tuyệt đẹp, hải sản tươi ngon, Bình Ba từng được mệnh danh là thiên đường biển đảo của Việt Nam, thậm chí còn có nhận xét rằng hòn đảo này đẹp hơn cả Phuket của Thái Lan.
Tuy nhiên, do lượng khách đến đây ngày một tăng, trong khi cơ sở hạ tầng và dịch vụ trên đảo chưa đáp ứng kịp. Môi trường đã trở nên ô nhiễm do lượng rác thải lớn từ sinh hoạt và các hoạt động du lịch. Tại khu vực bến cảng, rác dồn thành từng mảng, phần lớn nước thải và rác từ các bè nuôi, gian hàng phục vụ du khách đều xả thẳng xuống biển.
Trên đảo chưa có cơ sở hạ tầng và dịch vụ chuyên nghiệp để phục vụ khách du lịch, phần lớn đều là do người dân tự tổ chức. Vào dịp cuối tuần, lượng khách đến đảo nhiều nên thường xảy ra tình trạng cháy phòng. Bình Ba cũng dần mất đi vẻ hoang sơ, tĩnh lặng mà trở nên xô bồ, nhộn nhịp hơn. Nếu không có hướng đi đúng, Bình Ba có nguy cơ sẽ trở thành một Lý Sơn thứ hai.
Sa Pa (Lào Cai)
Có thể nói “Thành phố trong sương” là điểm du lịch đông khách nhất miền Bắc, nhất là từ sau khi tuyến đường Hà Nội - Lào Cai được thông xe, rút ngắn thời gian đi lại tới gần một nửa. Những vấn nạn như đeo bám, ăn xin, “chặt chém” vẫn tái diễn dù đã bị nhiều du khách phàn nàn. Sa Pa đang mất dần những nét đặc trưng và văn hóa dân tộc, trở nên xô bồ, luộm thuộm.
Mộc Châu (Sơn La)
Những vườn mận, đào, những vạt hoa cải giữa thung lũng núi đồi và các món đặc sản dân tộc đã khiến Mộc Châu trở thành điểm đến được nhiều người yêu thích. Điều đáng tiếc là những năm gần đây, diện tích trồng hoa đã bị thu hẹp, giá cả dịch vụ ngày một cao. Giá phòng cũng như đồ ăn ngày một tăng dù chất lượng không được cải thiện.
Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)
Hệ thống hang động của Quảng Bình thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước với sự kỳ vĩ hiếm nơi nào có được. Tuy nhiên, do sự vô ý thức của du khách tham quan mà các hang động được khai thác du lịch đại trà đang ngày càng xuống cấp.
Nhiều thạch nhũ bị du khách sờ tới đen bóng, nhiều người còn nhét tiền lẻ vào các khe để cầu may, cố tình ngồi lên để tạo dáng chụp ảnh dù đã được nhắc nhở và có rào chắn. Ngoài ra, lượng rác thải bừa bãi ở cửa khu du lịch và đường dẫn tới đây cũng đang ngày một nhiều lên, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.
Nước và rác sủi bọt, bốc mùi ở thác Cam Ly, Đà Lạt. Ảnh: Phunuonline.
Đà Lạt (Lâm Đồng)
Được mệnh danh là Thành phố Tình Yêu, Đà Lạt là điểm đến yêu thích của những du khách muốn có một kỳ nghỉ thư thái, lãng mạn. Sự phát triển về du lịch đem lại cho người dân mức thu nhập cao hơn, nhưng cũng kéo theo nhiều bất cập.
Đà Lạt đã mất đi nhiều vẻ mộng mơ xưa cũ, những kiến trúc đặc trưng đã bị thay thế bởi những ngôi nhà xây không theo quy hoạch do tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Rừng thông cũng trở nên thưa thớt, xác xơ do chặt nhiều, trồng ít. Các hồ, thác nước đông khách tham quan đều trở nên ô nhiễm vì du khách và người dân làm du lịch tự phát xả rác vô tội vạ.
Các sản phẩm du lịch của Đà Lạt đã từ lâu không có gì thay đổi, phần lớn chỉ dựa vào cảnh quan và khí hậu. Vào dịp nghỉ dài ngày, khách sạn, nhà hàng tại đây đều quá tải, tăng giá mạnh khiến nhiều du khách chán ngán.
Để thay đổi được những điều này, quan trọng nhất là có hướng phát triển đúng đắn cùng ý thức tự giác của người dân, du khách. Nếu không, Việt Nam sẽ đánh mất giá trị của những cảnh quan, miền đất tuyệt vời này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.