»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:45:07 AM (GMT+7)

Độc đáo chợ trâu bò nơi dòng Lam

(08:01:47 AM 27/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) – Nằm cách dòng sông Lam chưa đầy 1km từ đường chim bay, phiên chợ trâu bò được xem đặc biệt bởi chỉ bán độc có mỗi thứ hàng hóa là trâu bò. Mỗi tháng, chợ họp 9 phiên, với khoảng 300 - 400 con trâu bò được đưa đến đây để trao đổi, mua bán.

 Gọi là chợ nhưng không được quy hoạch thành từng gian hàng, không có chuyện tranh dành chỗ ngồi, tất cả đều thực hiện trên nguyên tắc "thuận mua vừa bán". Đó là chợ trâu bò ở xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Chợ họp vào các ngày âm lịch: 2, 6, 9, 12, 16, 19, 22, 26 và 29. Đây là phiên chợ trâu bò lớn nhất Nghệ An cả về qui mô cũng như số người từ các địa phương tham gia buôn bán...

 

Một góc chợ trâu bò Thanh Lương

 

Chợ trâu bò Thanh Lương, huyện Thanh Chương, Nghệ An hình thành từ bao giờ chẳng ai còn nhớ. Chỉ nhớ rằng cứ đều đặn mỗi tháng 9 phiên tất cả những ai có nhu cầu bán trâu, bò đều dắt đến đây. Và thương lái khắp nơi đều tập trung tại phiên chợ này để tìm những con trâu, con bò hợp ý mình.  


Anh Võ Bảy (xóm 2, Thanh Lương, Thanh Chương) chia sẻ: "Phiên chợ này có từ lâu rồi, dân bà tui ở đây (nhân dân ở đây) nhờ cái chợ này mà kiếm được đồng ra đồng vào cho con ăn học cơ đấy. Cứ mỗi phiên tôi dắt 2-3 con bò ra “giao dịch” có phiên thì bán được cũng có hôm thì phải dắt về”. 

 

Thoải mái mua bán, lựa chọn trâu bò  

 

Anh Nam tâm sự: “Hàng ngày tôi vẫn rong ruổi băng qua xóm này, xã kia đi tìm trâu bò gầy, ốm về cho vợ, con ở nhà vỗ béo. Cứ độ vài tuần sau khi được đưa từ nơi khác về, với sự chăm sóc "có nghề" của đội quân cây nhà lá vườn nơi đây, hàng được đưa ra chợ...".  

Và thoải mái mua bán ngay trên vỉa hè

 

Chợ trâu bò Thanh Lương không chỉ dừng lại ở việc trao đổi mua bán, mà còn nơi gặp gỡ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các thương lái với người dân bản địa trong việc chọn giống để phù hợp trong chăn nuôi. 

 

Bởi có kinh nghiệm trong việc phòng và chữa một số dịch bệnh thường gặp ở trâu bò nên số vật nuôi từ đây được chuyển đi khắp nơi mà cả người bán lẫn người mua không cảm thấy e ngại hay lo sợ dịch bệnh lây lan, bùng phát. Khi trâu bò đã được ngã giá thành công sẽ được chuyển lên các xe thùng đợi sẵn rồi đi khắp nơi, thậm chí còn sang cả bên nước bạn Lào. "Nhiều khi đi chợ không phải để mua bằng được con trâu hay con bò mà chỉ đơn giản là ra để xem như một thói quen thôi", bác Thái Văn Phúc - nhà gần chợ cho hay. 

 

Chợ không thu thuế người mua bán

 

Bác Trần Văn Minh - một người bán trâu đến từ xã Thanh Khai (Thanh Chương) cười: "Tui nỏ biết răng mà Nhà nước không chữa được cái bệnh ni mà để cho trâu bò chết nhiều rứa. Người dân quê tui chữa cái bệnh ni đơn giản lắm, chỉ cần lấy khế chua hoặc chanh xát vào vết thương sau đó sát trùng bằng thuốc tím rồi giữ vệ sinh sạch sẽ cho trâu bò là khỏi thôi mà". 

 

Ngoài việc là nơi mua bán đây còn là nơi người dân trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, chăm sóc trâu bò. "Nhiều trâu bò từ khắp nơi tụ tập về đây mà không sợ dịch bệnh như long móng lở mồm hay sao?", tôi hỏi.  

 

Điều đặc biệt là người dân đến bán ở đây không phải đóng thuế chợ. Chỉ khi một con trâu, bò được bán thành công thì người bán mới phải nộp thuế cho ban quản lý chợ nhưng số tiền ấy không nhiều, khoảng chừng từ 20 đến 50 nghìn/con. Thông thường phần lớn trâu bò phải mất từ 4-5 phiên chợ mới bán được. Bởi thế có nhiều nông dân phải dắt trâu bò đi rồi lại dắt về. 

 

Trâu bò mua xong được vận chuyển bằng xe máy

 

"Những con trâu, bò lông đuôi màu trắng, hay "cười" là những con lái kỵ nhất bởi theo quan niệm thì nếu mua những con vật như thế gia đình sẽ gặp nhiều bất trắc, thậm chí có đại tang", ông Phú cho biết thêm. 

 

Trâu bò ở đây cũng chẳng được quy định theo bất kỳ một giá nào, tất cả đều thực hiện trên phương châm "thuận mua vừa bán". Trong "rừng" trâu bò ấy, lái sẽ đi vòng quanh chọn những con hợp ý mình. Đó là những con chân vững móng tròn, tai khít sừng (có khả năng chống chịu lạnh), mũi khít (chịu khó), mình thon, không có xoáy óc, xoáy dạ, xoáy hông, càng ít khoang trắng càng tốt. Có lái cẩn thận còn vạch mồm bò ra kiểm tra răng, phải là những con răng đều, trắng mới là những con khỏe, hay ăn, dễ nuôi.   

 

Ông Nguyễn Văn Phú - một lái trâu cho hay: Trung bình mỗi phiên cũng chỉ có từ 15-20 con trâu, bò được bán. Chủ yếu là trâu bò thịt giá khoảng 15-20 triệu. Thi thoảng lái trâu cũng có thể mua được những con đẹp với giá từ 25-30 triệu đồng. Kỷ lục của phiên chợ này là một con bò đực bự được bán với giá 32 triệu đồng.

 

 Lựa chọn được con bò ưng ý 

 

Chẳng nhớ nổi vận vào cái nghề này được bao lâu, chỉ biết trước đây gia đình anh có làm ruộng, rồi cả buôn trâu bò và giờ đây là độc mỗi nghề này. Kéo theo cả thằng con lớn cũng mê nghề dắt trâu hơn mê cái chữ, có khi là cả bà vợ ăn không ngồi rồi cũng ra chợ dắt trâu thuê. Thế là cả nhà cùng kiếm sống chỉ bằng cái chợ trâu bò. Chín phiên chợ nuôi đủ cho 6 miệng ăn trong 30 ngày dài. Mà đâu chỉ có mỗi gia đình anh, cả cái làng, cái xã này cũng đều như thế. Đó là trường hợp anh Nguyễn Văn Nam, xã Thanh Lương tâm sự cùng chúng tôi.    

 

Được biết, chợ trâu bò Thanh Lương là nơi hội tụ đông đảo người mua, bán từ các huyện như Đô Lương, Thanh Chương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Hưng Nguyên ... và thậm chí người dân tỉnh Hà Tĩnh cũng đến đây để trao đổi, mua bán.    

 

Anh Bảy cho biết thêm: “Mỗi tháng tôi cũng kiếm được 3-5 triệu tiền lời. Có tháng may mắn, bắt được khách cũng được 10 chai (10 triệu) với cánh nông dân như chúng tôi kiếm được chừng ấy là như một kho báu đấy chứ chơi. Nhưng may mắn đó năm thì mười họa mới được”.   

 

Suy cho cùng đúng như lời anh Bảy tâm sự. Người dân nơi đây và vùng phụ cận gồm các xã Thanh Khai, Thanh Tường, Ngọc Sơn, Thanh Yên... thường xuyên đi “săn” những con bò gầy, bê tơ vỗ béo từ 1-2 tuần rồi lại đưa ra chợ bán và kiếm chút tiền lời trong đó.  

 

Khi được hỏi: Gia đình anh nuôi nhiều bò vậy sao? Anh Bảy cười bảo: “Tôi cũng là một lái bò chuyên đi mua lại bò gầy, tơ ở các xã lân cận về vỗ béo một thời gian rồi lại dắt ra phiên chợ tham gia bán thôi. Chứ cái thời buổi này làm gì có tiền mà mua nuôi nhiều bò làm gì cho nó khổ, cứ lấy ngắn nuôi dài ấy chú mi mà".  

 

Gọi là chợ nhưng thực chất chỉ là một bãi đất trống bằng phẳng được quây 4 phía bằng những bức tường rào. Trâu bò khắp nơi được đưa về đây, một số được buộc vào các cọc đóng một góc, số còn lại được chủ dắt đi. Thường thì mỗi phiên chợ có khoảng hơn 300 - 400 con trâu bò.

Đại An (Gửi từ Nghệ An)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Độc đáo chợ trâu bò nơi dòng Lam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI